Ngành công nghiệp chế biến (hay Processing industry) bao gồm tất cả những xí nghiệp công nghiệp và cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm trong công nghiệp khai thác và các sản phẩm của nền nông nghiệp.
Trong sự phát triển kinh tế của xã hội ngày nay, có rất nhiều ngành nghề đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước nhà, trong đó ngành nghề mũi nhọn mà góp phần nhiều nhất cho kinh tế không thể không kể đến ngành công nghiệp chế biến. Vậy công nghiệp chế biến là gì? Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ra sao mà lại được coi là “điểm sáng” của kinh tế. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ngành công nghiệp chế biến nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Công nghiệp chế biến là gì?
Công nghiệp chế biến là gì?
Công nghiệp chế biến là những ngành nghề và những thứ được con người sáng tạo, phát minh, chế biến ra nhiều sản phẩm khác để mang tới lợi ích hữu dụng cho xã hội, cộng đồng, đồng thời có khả năng thay thế lao động cho con người, giảm mức độ nguy hiểm khi lao động vì có nhiều phát minh sáng tạo của con người thay thế. Nói chung ngành công nghệ chế biến là phải tạo ra các sản phẩm giúp ích cho đời sống của con người. Và trong công nghiệp chế biến được chia thành nhiều nhóm ngành nghề công nghiệp chế biến khác nhau. Ngoài công nghiệp chế biến ta còn có công nghiệp khai thác.
1. Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
Ngành công nghiệp chế biến này gồm: Sản xuất và sáng chế ra các sản phẩm khác nhau mà không nằm ở các phần khác trong hệ thống của những ngành kinh tế quốc dân. Chính vì thế, đây là một nhóm dư ra, nên quá trình sản xuất cũng như nguyên liệu đầu vào và cách sử dụng các sản phẩm như thế này có thể thay đổi với các chỉ tiêu thông thường để phân ra các nhóm không được áp dụng.
2. Sản xuất đồ kim hoàn và các chi tiết liên quan
Ở nhóm công nghiệp chế biến này thì gồm:
– Sản xuất ra ngọc trai nhân tạo
– Sản xuất đá quý và bán đá quý, bao gồm đá công nghiệp và đá quý hoặc bán đá quý hay phục hồi các mặt đá nhân tạo…
– Làm kim cương
– Sản xuất ra các đồ trang sức bằng kim loại quý hoặc các kim loại cơ bản, hay đại loại là các thứ kim loại bán quý khác.
– Sản xuất ra các chi tiết về vàng bạc đá quý, kim loại quý… như: Dành cho kiểu cách trang trí, quý tộc, dao, dĩa, thìa, bát, ấm chén, thiết bị phòng ốc, thiết bị vệ sinh, các chi tiết sử dụng cho tín ngưỡng, tôn giáo…
– Sản xuất ra các chi tiết kĩ thuật hoặc các vật dụng trong phòng thí nghiệm bằng loại kim loại quý…
3. Công nghệ chế biến sản xuất trò chơi, đồ chơi
Nhóm công nghiệp chế biến này gồm: Sản xuất hàng loạt các loại đồ chơi, búp bê, búp bê hoàn chỉnh, quần áo búp bê, phần chuyển động, trò chơi điện tử, rô bốt, xe đạp trẻ con… Và nó cụ thể như sau:
– Sản xuất đồ chơi, búp bế, quần áo và các phụ kiện liên quan
– Sản xuất hàng loạt đồ chơi động vật
– Sản xuất, sáng sạo đồ chơi bằng nhiệt học và cơ học
– Thiết kế sáng tạo và sản xuất đồ chơi có bánh xe
– Sáng tạo ra các dụng cụ đồ chơi âm nhạc (có thể xuất khẩu đi nước ngoài)
– Thiết kế và sáng tạo ra các chi tiết hỗ trợ cho việc vui chơi và giải trí
– Sản xuất bài tây
– Sản xuất ra các loại đồ chơi và trò chơi điện tử, video…
Công nghệ chế biến không chỉ dừng lại ở các vật dụng phục vụ cho con người như đã kể ở trên, một trong những công nghệ chế biến được coi như là “mũi nhọn” cho sự phát triển kinh tế là công nghệ chế biến thực phẩm.
Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm học gì và làm gì sau khi ra trường?
II. Công nghệ chế biến thực phẩm, nông sản, và đời sống
1. Vai trò của chế biến nông sản
Công nghiệp chế biến có một vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hóa và phát triển lĩnh vực kinh tế. Có thể nói công nghiệp chế biến là bộ phận năng động nhất của công nghiệp. Nó đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế. Nếu trong công nghiệp chế biến có năng suất lao động cao thì đây chắc chắn là chìa khóa để dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng sức mua và mở rộng thị trường tiêu dùng.
2. Công nghiệp chế biến luôn đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng cao
Đầu tiên ta phải nói về công nghiệp chế biến nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp nói chung và các sản phẩm nông sản nói riêng đều giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống thiết yếu của con người. Trong xã hội, nhu cầu công nghiệp chế biến nông sản ngày càng tăng một mạt cũng là do dân số cũng tăng theo. Mặt khác nhu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng tăng nên yêu cầu về chất lượng và cuộc sống cũng từ đó mà đòi hỏi tăng lên.
Nếu nói về thời gian ở nước ta khoảng 20 năm về trước thì con người ta lúc bấy giờ chỉ quen dùng những sản phẩm tươi sống và bình dị, chỉ cần bữa cơm đầy đủ rau và thịt thì đã là một mơ ước. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, nên chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà đi lên, không những chỉ đòi hỏi những thực phẩm bình dị, tươi sống, mà trong thực phẩm thường ngày còn phải có những thực phẩm nguội, thực phẩm được công nghiệp chế biến sẵn như là: Xúc xích, sữa tươi, sữa chua, ngũ cốc…
Rõ ràng những sự phong phú và đa dạng này của công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng của nó là rất thuyết phục. Ngành chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản cung cấp các nguồn thịt, sữa, trứng, gạo… vô cùng dồi dào tuy nhiên việc bảo quản lại hạn chế. Chính vì vậy sinh ra ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang có thể khiến thực phẩm để được lâu hơn, thức ăn sẽ đa dạng hơn. Nhưng công nghiệp chế biến thực phẩm phải phát triển hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân trong xã hội.
Tuy nhiên với mức công nghiệp chế biến như hiện nay, có thể nói đã phần nào đáp ứng được với nhu cầu của con người. Trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, hầu như đã đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp chế biến này với mức tăng trưởng là hơn 10% so với nhiều năm về trước.
Xem thêm: Ngành chế biến thực phẩm: Mức lương và cơ hội việc làm có như bạn nghĩ?
III. Công nghiệp chế biến chế tạo: Động lực phát triển kinh tế
1. Những “dấu ấn” đặc biệt
Trong bối cảnh mà sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu do virus Corona gây ra đang phủ bóng đen lên các quốc gia thì việc tổng kim ngạch đã xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 đã đạt tới 74,02 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2019 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được coi là thành công không nhỏ của chúng ta.
Trong đó, “điểm sáng” nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, với mức tăng trưởng được duy trì khoảng 10,6% , để tiếp tục làm động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp chế biến.
Bên cạnh đó, thị trường nền xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng này cũng không ngừng được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được ở nhiều thị trường mới, tiềm năng và có thể tận dụng hiệu quả các FTA.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang vươn tới hầu hết những thị trường trên thế giới, với nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vô cùng vững chắc và nâng cao các khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường đang có yêu cầu cao về chất lượng như là EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc… Tương tự, với nhóm ngành nông, lâm, thủy sản cũng đang gặp không ít khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm chỉ đạt 3,03 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là gạo và sắn (tăng lần lượt là 20,5% và 55,8%).
Mặc dù đã liên tiếp vấp phải nhiều khó khăn ngay trong tháng đầu năm 2020 khi dịch bệnh leo thang, và vấn đề Mỹ sẽ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước được hưởng quy chế của quốc gia đang phát triển tuy nhiên theo PGS.TS Phạm Tất Thắng Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công thương (Bộ Công Thương) nhận định, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu về công nghiệp chế biến chạm mốc 300 tỷ USD theo kỳ vọng.
Công nghiệp chế biến chế tạo: Động lực nền phát triển kinh tế
Bởi theo ông Thắng, thì trong bối cảnh công nghiệp chế biến chế tạo hiện nay, nếu chúng ta vẫn giữ được môi trường an toàn, dịch bệnh được kiềm chế, thì đây chính là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa, vì những quốc gia đang có dịch hiện không thể xuất khẩu được.
Theo những chuyên gia về kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục khai thác tốt nhiều cơ hội mở ra từ các hiệp định thương mại tự do mới có thể để thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu. Đặc biệt, hiện nay với việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang bắt đầu có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động trong nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để có thể bứt phá.
2. Cần “cú hích” để bứt phá
Năm 2021, dự báo kinh tế của thế giới cũng sẽ có nhiều diễn biến phúc tạp, khó lường. Theo các chuyên gia kinh tế, để công nghiệp chế biến, chế tạo có thể tạo tiếp đà tăng trưởng, bên cạnh đó là việc tạo những điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực của xã hội đầu tư vào công nghiệp chế biến, cần có các giải pháp quyết liệt để có thể hỗ trợ doanh nghiệp như là chính sách thuế, chính sách tín dụng ưu đãi cho việc dệt may, da giày, ô tô, cơ khí, đặc biệt chính là ngành công nghiệp chế biến hỗ trợ và triển khai những hoạt động hỗ trợ.
Đồng thời cũng cần có những chính sách, giải pháp để có thể tiếp tục thu hút đầu tư nhằm mục đích tận dụng sự dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc về chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia ở trong bối cảnh các tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng. Hơn nữa, để ngành công nghiệp chế biến được chế tạo phát triển, cần có sự vào cuộc hơn nữa của những địa phương, đặc biệt là các tỉnh có triển vọng về phát triển công nghiệp chế biến.
Tuy vậy, trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang tích cực đón đầu nhiều cơ hội từ việc Việt Nam ký kết những FTA, hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì khảo sát mới đây của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt nam (VCCI), cho thấy gần 80% DN đang lần đầu nghe nói về EVFTA, hoặc CPTPP. Như vậy để tận dụng các cơ hội từ FTA trong năm 2020, bạn cần đòi hỏi phải tháo gỡ nhiều nút thắt trong chính nội tại chúng ta, đối với sự nỗ lực của cả DN và Nhà nước.
Theo các chuyên gia nhận định, thì trong sự thành công của ngành công nghiệp chế biến đang có vai trò tích cực của Bộ Công Thương trong việc đưa ra triển khai những giải pháp, chính sách nhằm mục đích thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tập trung phát triển những ngành công nghiệp chế biến chế tạo được ưu tiên như cơ khí trọng điểm, ô tô, công nghiệp chế biến,…
Do đó, việc Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra các định hướng phát triển và ban hành nhiều chính sách nhằm duy trì vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong những lĩnh vực dệt may, da giày, công nghiệp chế biến gỗ, ô tô, điện tử; làm tốt vai trò để khai phá thị trường xuất khẩu thông qua những FTAs mới được ký kết…có vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhìn nhận vấn đề trên, thì theo ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải, cũng đã đến lúc cần cơ cấu lại theo hướng tổ chức sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ chế biến phù hợp, chất lượng ổn định và dựa vào những phân phối tập trung ở thị trường.
Đồng thời, cần đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là DN công nghiệp chế biến hỗ trợ, trong đó có việc triển khai thành lập những Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến tại các vùng kinh tế trọng điểm. Các trung tâm này sẽ đóng vai trò đầu mối để triển khai các hoạt động hỗ trợ, xây dựng năng lực và nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo cho những doanh nghiệp công nghiệp chế biến trong nước.
Xem thêm: Tiêu chuẩn 5S là gì? Ứng dụng của tiêu chuẩn 5S vào quy trình quản lý
IV. Kết luận
Ở trên là một số nhiều hoạt động của nhóm ngành công nghiệp chế biến. Hi vọng rằng bài viết đã đáp giải đáp phần nào thắc mắc về Công nghiệp chế biến là gì và ngành nghề công nghiệp chế biến là gì cho các độc giả, từ đó mọi người sẽ hiểu hơn về ngành nghề này. Các bạn có thể đọc bài viết chia sẻ: kiểm lâm, diêm nghiệp hay Ngành Nông học,… để có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết. mangtuyendung.vn là website chuyên giải đáp thắc mắc về các vấn đề nghề nghiêp công nghiệp chế biến. Mong rằng cũng sẽ nhận được sự đón nhận từ độc giả. Chúc các bạn thành công nhé.