Với những người đang tim cho mình một công việc thì Entry Level không phải một cụm từ xa lạ. Vậy Entry Level là gì? Liệu có yêu cầu công việc không? Và có cách nào để mọi người có thể ứng tuyển được một vị trí cho mình.
Nếu bạn là người đang tìm hiểu các loại công việc hay là một người quản trị nhân sự hoặc học về nó, hẳn bạn đã nghe về từ khóa Entry Level. Vậy Entry Level là gì? Entry Level phù hợp cho những ai? Và liệu Entry Level có yêu cầu kinh nghiệm hay không?
Mục Lục Bài Viết
I. Entry Level là gì?
Vậy, Entry Level là gì? Entry Level là một từ vựng tiếng anh được mượn mà không sử dụng đúng nghĩa của nó. Entry Level là một từ được dùng để chỉ những vị trí hay những công việc không yêu cầu kinh nghiệm làm việc, những người mới ra trường hay yêu cầu kinh nghiệm chuyên nghiệp.
Entry Level là những công việc không yêu cầu kinh nghiệm
Những Entry Level này sẽ đem lại những cơ hội làm việc mới cho những bạn mới ra trường hay còn đi học nhưng vẫn muốn thử sức để lấy thêm kinh nghiệm hay học hỏi. Khái niệm Entry Level là gì như đã nói ở trên, đây là một khái niệm để chỉ những công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm hay kiến thức. Nhưng cũng vì chưa có kinh nghiệm hay kiến thức nên những công việc Entry Level không có lương khởi điểm cao hay đãi ngộ tốt.
Không chỉ thế, bám theo khái niệm của Entry Level là gì, Entry Level đôi khi cũng yêu cầu những kiến thức chuyên môn để có thể làm việc. Cũng có một số dạng Entry Level là việc làm bán việc làm bán thời gian hay sẽ được làm việc tại nhà sau khi được hướng dẫn online.
Thường những người ứng tuyển công việc này sẽ là người đã tốt nghiệp đại học/cao đẳng hay những sinh viên có thời gian rảnh và muốn học tập thêm. Nhu cầu trải nghiệm công việc, dù chỉ là những việc làm bán thời gian, sẽ giúp học có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế, giúp hoàn thiện các khóa luận hay báo cáo thực tập. Nên những lợi ích của công việc này là rất nhiều nên bạn không nên bỏ qua để lấy kinh nghiệm cho mình.
Đây cũng là những cơ hội cho nhà tuyển dụng có thể chọn được những nguồn nhân lực hay những người tiềm năng cho công việc của mình mà không cần được đảm nhận những công việc full time.
Xem thêm: Tìm việc làm thêm thời Covid: Bí quyết săn việc làm nhanh chóng, thành công
II. Công việc Entry Level sẽ dành cho những ai?
Tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng ta có thể suy ra hai dạng chính khi những người ứng tuyển Entry Level là:
Dạng 1: Đưa ra những yêu cầu về bằng cấp như Cao đẳng, Đại học, hoặc ít nhất là Trung cấp. Có nghĩa là Entry Level này sẽ yêu cầu một lượng kiến thức nhất định, thường những Entry Level này sẽ là công việc như tài chính, tiếp thị, hay chăm sóc sức khỏe.
Dạng 2: Không yêu cầu cả về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc. Những người ứng tuyển này sẽ được training trong suốt quá trình làm việc cũng như lương không được cao như những người khác. Những công việc này dễ thấy ở những ngành dịch vụ như bán hàng, khách sạn, bán lẻ hay một số công việc hành chính.
Entry Level đôi khi cũng có những yêu cầu nhất định
Những điểm chung của những công việc này thì đều cho bạn cơ hội học hỏi hay tích lũy kinh nghiệm để có thể thích nghi và củng cố vững chắc nền tảng năng lực. Ngoài ra còn có thể đón nhận và bồi dưỡng được những kỹ năng cần thiết như tinh thần trách nhiệm, kỹ năng làm việc nhóm,…qua những việc làm bán thời gian hoặc full time.
Vậy nói chung, đối tượng ứng tuyển Entry Level thường là những người mới ra trường hay chưa có chuyên môn bằng cấp hay không có kinh nghiệm làm việc. Vậy nên cũng không cần phải lo lắng quá nhiều nếu bạn muốn làm CV và apply vào một công việc Entry Level vì những kỹ năng sẽ được bổ sung và làm việc trong suốt quá trình làm việc.
Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm tìm việc làm xây dựng cho sinh viên mới tốt nghiệp
III. Yêu cầu đối với nhân sự tại vị trí Entry Level.
1. Yêu cầu nhân sự.
Tùy theo tính chất công việc thì có thể là yêu cầu bằng cấp và có một lượng kiến thức nhất định về công việc sắp làm.
Những công việc yêu cầu bằng cấp thường thấy là các công việc tài chính, tư vấn sức khỏe, tiếp thị. Hình thức có thể là việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian tùy theo yêu cầu công việc.
Còn có những công việc không yêu cầu cả bằng cấp lẫn kinh nghiệm. Những việc này như đã nói ở trên thì ở Entry Level ở các ngành khách sạn, bán lẻ. Sở dĩ những việc này không yêu cầu kiến thức mà người tuyển dụng quan trọng kỹ năng hơn. Và những việc này có thể làm theo dạng việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian.
2. Kinh nghiệm chuyên môn có nằm trong yêu cầu?
Hiện nay có nhiều thông tin tuyển dụng ghi là Entry Level nhưng đến phần yêu cầu bằng cấp, vẫn sẽ yêu cầu bằng ít nhất là Trung cấp, hoặc ưu tiên những người đã có kinh nghiệm thực nghiệm trước đây. Thường những tuyển dụng như này sẽ là của các công ty mới thành lập và có kinh phí thấp nhưng vẫn muốn kêu gọi và thu hút những ứng viên tiềm năng cho công ty của họ.
Cũng có những sinh viên muốn trải nghiệm thực tập việc làm bán thời gian hay toàn thời gian tùy vào công việc. Những công việc Entry Level này không chỉ cho bạn cơ hội học hỏi, cọ xát với những môi trường hay phong cách làm việc chuyên nghiệp mà còn cho bạn được một khoảng thu nhập nhỏ để có thể trang trải cuộc sống của mình. Có thể những công việc này cũng yêu cầu kinh nghiệm, những kinh nghiệm từ việc bạn làm đồ án, đi tình nguyện, tham gia những tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến kỹ năng chuyên môn đều có thể được tính là kinh nghiệm của bạn. Nếu kỹ năng của bạn càng nhiều, thì bạn cũng sẽ có cơ hội xét tuyển cùng với những người có kinh nghiệm làm việc 2 đến 3 năm.
Nên đừng hạ thấp mình trong CV, hãy thể hiện một cách vừa đủ những gì bạn có để những nhà tuyển dụng có thể xem xét và nhìn thấy được tiềm năng của bạn và đánh giá đúng nó. Việc này giúp bạn tìm được công việc xứng đáng với tiềm năng của mình đồng thời có mức lương đáng mơ ước. Vì vậy, những công việc Entry Level thường sẽ yêu cầu liệu bạn có đủ điều kiện để làm ở công ty không, còn những thứ như kỹ năng hay kiến thức sẽ được bồi dưỡng và thu lượm thông qua quá trình làm việc và học hỏi, đồng thời cũng giúp những nhà tuyển dụng xem xét xem liệu có thể giữ học lại và tiếp tục làm việc hay không.
Xem thêm: Điểm mặt top 5 việc làm online “lên ngôi” thời Covid-19
IV. 4 Lý do doanh nghiệp cần quan tâm đến tuyển dụng cấp Entry-Level.
1. Tiết kiệm chi phí.
Việc tìm những người làm việc Entry-Level rất được nhiều doanh nghiệp xem xét và tuyển chọn. Bởi đa số những ứng viên đều là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, công ty hay doanh nghiệp sẽ không phải bỏ qua mức phí quá cao để có thể chiêu mộ họ về với công ty của mình.
2. Duy trì một nguồn cung cấp ứng viên tiềm năng
Xét về đường dài, việc xét tuyển những Entry Level có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty khi họ có thể xem xét những người có tiềm năng và ngỏ ý họ vào những vị trí trung cấp hay cao cấp như quản lý hay những nhiệm vụ cao hơn bởi khả năng và kỹ năng của họ. Điều này giúp công ty không tốn quá nhiều tiền bạc nhưng vẫn có thể tìm được những ứng viên tiềm năng cho công ty của mình. Có không ít những nhà quản lý tài năng hay những nhà lãnh đạo xuất sắc được phát hiện và bồi dưỡng xuất phát từ việc làm một người Entry Level nhỏ bé. Ví dụ có thể kể đến như Jim Skinner, giám đốc điều hành của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới McDonald’s từ 2004-2012, đã xuất phát với vị trí chỉ là một nhân viên quản lý của một cửa hàng nhỏ từ những năm 1971. Hay như William Weldon, bắt nguồn từ việc là một sinh viên vô danh tiểu tốt mới ra trường và vô tình được chọn vào công ty Johnson&Johnson rồi vươn lên thành CEO của cả một hệ thống nổi tiếng và được phân bổ đi toàn thế giới.
Entry Level có thể là những việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian
Điều này có thể hiểu rằng những người làm Entry Level là những người hoàn toàn ‘mới’, có nghĩa là họ rất dễ uốn nắn, học hỏi nhanh, đồng thời cso thể tự tìm tòi và phát triển những phương thức làm việc của riêng họ thực sự hiệu quả. Nếu những nhà quản trị doanh nghiệp có thể đầu tư đúng cách đồng thời hướng những người làm Entry Level đi đúng hướng thì có thể tạo ra được những người thật sự tài năng và đem lại nguồn lợi lớn cho chính công ty của mình.
3. Họ có những kỹ năng và đặc điểm độc đáo.
Sự phát triển của thông tin đồng thời những mạng xã hội 4.0 đã cung cấp cho giới trẻ ngày nay những kỹ năng từ rất sớm và sở hữu được những điểm mạnh so với những thế hệ trước. Đơn cử như giới trẻ hiện nay tiếp cận và nắm bắt thông tin rất tốt, đồng thời có thể khai thác nó một cách thông minh và đem lại lợi ích lớn cho mình, mà đặc biệt phải nói đến thế hệ Z, những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và hầu như chưa bao giờ sống thiếu nó cả.
Một điểm khác là giới trẻ sẽ dễ tiếp nhận và hòa nhập được với những quan điểm mới hơn. Nên có thể nói những người trẻ sẵn sàng làm việc trong một môi trường có nhiều thay đổi, năng động, dễ dàng tiếp xúc và thay đổi với các nền văn hóa khác nhau, tạo cơ hội phát triển làm việc và trao đổi quốc tế hơn so với những thế hiện trước.
4. Họ sẵn sàng làm việc ngoài giờ và dễ quản lý hơn.
Trong khi những nhân viên có kinh nghiệm và mức lương ổn, cũng như ưu tiên đời sống cá nhân thì giới trẻ hay những sinh viên sẽ chấp nhận làm thêm ngoài giờ nếu được yêu cầu. Một phần lương thưởng thêm khá hấp dẫn với những người trẻ này, đồng thời nhu cầu trải nghiệm và học hỏi cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người trẻ ở chế độ Entry Level chấp nhận làm thêm ngoài giờ.
Hơn thế, họ cũng dễ quản lý hơn những người đã có kinh nghiệm trong công ty. Họ vẫn còn nể sợ những người vào làm trước vì họ nghĩ mình thiếu thốn kinh nghiệm lẫn kỹ năng nên thường tập trung nhiều vào việc chăm chút cho công việc được giao và không dám chú ý vào việc gây những thị phi trong công ty. Những người làm Entry level cũng sẽ không dám đòi hỏi nhiều quyền lợi cũng như những quy tắc như những nhân viên đã có kinh nghiệm và làm việc lâu dài.
Xem thêm: Kiếm tiền với công việc làm freelancer như thế nào? (Nên làm không?)
V. 5 bước xin việc thành công cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều.
Vấn đề việc làm hiện nay luôn là một trong những vấn đề lo lắng của những sinh viên mới ra trường khi họ phải cạnh tranh với một số lượng lớn những ứng viên khác. Nhưng nếu bạn được chuẩn bị đầy đủ và tự tin vào bản thân thì việc kiếm được cho mình một công việc ổn định không phải là một điều quá khó khăn trong môi trường hiện nay.
1. Đánh giá nhìn nhận thẳng thắn bản thân.
Một sinh viên mới ra trường cần phải nhìn nhận được bản thân một cách đúng đắn để có thể tìm được những công việc phù hợp được với bản thân.
Bạn phải nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có thể tìm được cách khắc phục được điểm yếu của mình đồng thời tìm được những vị trí Entry Level có thể phát huy điểm mạnh và bồi dưỡng những điểm tốt hoặc không tốt của bản thân.
Bạn không nên đánh giá quá cao vào bản thân hay khả năng của mình. Bạn có thể tự tin, nhưng đừng tự tin thái quá, đừng cho rằng bản thân giỏi hơn nhiều người. Có câu núi cao còn có núi cao hơn, ngoài kia rất nhiều người giỏi hơn bạn đang cạnh tranh với bạn. Bạn không nên đòi hỏi mức lương cao hay tương đương với những người đã có kinh nghiệm hay quá tự tin vào kỹ năng của mình.
Nếu bạn mới ra trường, bạn phải hiểu rằng mình mới chỉ có lý thuyết chứ chưa thể đáp ứng được những kỹ năng hay những kiến thức mà công ty có thể yêu cầu. Bắt đầu với vị trí Entry Level là một cách hay để bạn có thể vừa học hỏi vừa củng cố được một phần kiến thức cũng như khẳng định tiềm năng của bản thân.
2. Hãy làm việc nhỏ để đi đến tương lai.
Như đã nói ở trên, thường những sinh viên sẽ đánh giá cao bản thân và bị ảo tưởng năng lực của chính bản thân mình. Nhưng bạn phải hiểu bạn không thể nào bằng được những người đã có được kinh nghiệm và những kỹ năng ở vị trí bạn đang ứng tuyển. Không nên trèo quá cao mà bạn có thể bắt đầu với những vị trí nhỏ như việc làm bán thời gian, để có thể học hỏi và bồi dưỡng rồi chứng minh bạn cho mọi người thấy.
Lúc ấy những cơ hội làm việc cao hơn hay những vị trí đáng mơ ước hơn sẽ tự tìm đến và chào mời bạn lên nhận chức thôi.
3. Đa dạng hóa kênh tìm việc
Việc đa dạng hóa các kênh hay những phương tiện tìm kiếm công việc sẽ giúp bạn tìm được những Entry Level phù hợp với bạn cũng như cơ hội tìm việc thành công cao hơn.
Chủ động ứng tuyển hoặc tìm những công ty hay những trang tuyển dụng lớn như Tìm việc nhanh, Tìm việc làm 24h hay mangtuyendung.vn. Đây cũng tăng khả năng ứng tuyển thành công của bạn mặc dù chưa có kinh nghiệm như bạn.
4. Tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi ứng tuyển.
Việc bạn hiểu rõ về nơi bạn đang ứng tuyển cũng là một điểm cộng cho bạn trong mắt những nhà tuyển dụng. Bởi vì khi bạn hiểu rõ được công ty đang làm gì và xu hướng thế nào, thì bạn có thể xác định được những hướng đi đúng đắn cũng như làm việc đúng hướng.
Tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi đi phỏng vấn
Hãy bảo đảm rằng bạn đang ứng tuyển một công việc phù hợp với tài năng cũng như chuyên ngành của bạn để có thể phát huy tiềm năng tốt nhất.
5. Luôn cập nhật và rèn luyện những kỹ năng mới
Hãy học hỏi thật nhiều và không ngừng trau dồi những kỹ năng mới để có thể phát triển bản thân. Bạn có thể tham gia những khóa học có thể nâng cao kiến thức cùng kỹ năng để có thể phục vụ công việc cũng như nâng cao bản thân. Bạn có thể tham khảo các khoá học về kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học,.. để tăng thêm tỷ lệ được chọn với nhà tuyển dụng hơn.
Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm cũng có thể hỗ trợ cho quá trình làm việc sau này của bạn.
Xem thêm: Khám phá việc làm nhân viên nhập liệu từ A tới Z
VI. Kết.
Entry Level là một công việc dành cho những người mới ra trường hoặc chưa yêu cầu kinh nghiệm. Những lợi ích nó mang lại rất nhiều cũng như cần thiết cho bạn để có thể thu lượm kinh nghiệm và phát triển bản thân.