Tìm hiểu về Forwarder và vai trò của Forwarder trong ngành Logistics. Một số hình thức dịch vụ của Forwarder và cách để làm Forwarder một cách tốt nhất. Cùng mangtuyendung khám phá qua bài viết dưới đây.
Forwarder là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều trong ngành xuất – nhập khẩu. Forwarder đóng vị trí khá quan trọng trong việc giao và nhận hàng hóa, là nhân tố giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra hoàn hảo hơn cho các cá nhân và cả các doanh nghiệp. Nhiều người định nghĩa Forwarder là những tổ chức, công ty làm công việc giao – nhận vận tải, nói một cách khái quát thì đây là những đơn vị trung gian vận chuyển giao và nhận hàng hóa.
Tuy nhiên, định nghĩa chính xác về Forwarder là gì, vai trò của Forwarder trong ngành Logistics và các hình thức dịch vụ của Forwarder là gì? Hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Forwarder là gì?
Trước tiên, để hiểu sâu hơn về Forwarder chúng ta cần phải hiểu được Forwarder là gì? Từ đó thấy được vai trò của người giao nhận hàng hóa đối với hoạt động Logistics
Freight Forwarder hay Forwarder là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạt động xuất – nhập khẩu. Thuật ngữ này dùng để chỉ những công ty, tổ chức chuyên về việc giao và nhận hàng hóa vận tải.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Forwarder là chỉ một cá nhân hay tổ chức làm nhiệm vụ trung gian, thu gom, tiếp nhận hàng hóa, những đơn hàng nhỏ lẻ thành những đơn hàng lớn. Sau khi thu gom hàng hóa, họ sẽ thực hiện việc thuê các đơn vị vận chuyển hàng hóa phù hợp (hãng hàng không, hãng tàu, … ) rồi chuyển các đơn hàng này tới bên nhận theo yêu cầu.
Forwarder là gì?
Forwarder sẽ đáp ứng yêu cầu giao và nhận hàng hóa đa dạng với những tuyến hàng nội địa (Bắc – Nam) hay những tuyến quốc tế.
Ví dụ: Một đơn vị doanh nghiệp có trụ sở tại TP. HCM và có nhu cầu xuất khẩu trái cây tới Mỹ. Doanh nghiệp này sẽ tiến hành thuê đơn vị forwarder, sau đó trình bày với họ về nhu cầu của bạn. Khi đó, đơn vị forwarder ngay lập tức sẽ tiếp nhận đơn hàng của bạn và liên hệ với những hãng tàu uy tín, có giá cả hợp lý để thuê họ vận chuyển theo đúng yêu cầu và thỏa thuận với bạn.
Tuy nhiên, dưới các góc độ khác nhau, nhiều người cho rằng, những forwarder là một dạng “cò mồi” trung gian giữa cung và cầu, họ nhận vận chuyển hàng rồi lại thuê một đơn vị vận chuyển khác và nhận lợi nhuận từ tiền chênh lệch giữa bạn và đơn vị vận chuyển. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các cá nhân hoặc những đơn vị nhỏ lẻ. Đối với những đơn vị forwarder có quy mô lớn, họ sẽ có những ưu đãi và hạn chế đến mức tối đa chi phí, vừa giao hàng tiết kiệm, vừa nhanh chóng.
Vậy forwarder có vai trò như thế nào? Cùng mangtuyendung tiếp tục tìm hiểu dưới đây nhé.
II. Vai trò của Forwarder trong ngành Logistics
Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ được xem là những “cò mồi” trung gian nhưng các chủ hàng vẫn phải bỏ ra tiền để thuê những forwarder? Thực tế cho thấy, việc trao đổi hàng hóa quốc tế không hề đơn giản như buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường. Nhiệm vụ của các forwarder lúc này chính là làm sao để cho các chủ hàng có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giao và nhận hàng hóa của họ.
Thứ nhất, quá trình xuất và nhập hàng hóa tại các cảng khi thực hiện đòi hỏi rất nhiều thủ tục, theo những quy trình khá phức tạp mà các chủ hàng gặp khó khăn khi tự giải quyết. Những forwarder với nhiều kinh nghiệm sẽ giải quyết các thủ tục nhanh chóng, vận chuyển, giao và nhận đơn hàng đúng tiến độ, đúng kế hoạch.
Thứ hai, trong vận chuyển hàng hóa, có rất nhiều hãng hàng không cũng như hãng tàu với các cảng đến và đi khác nhau. Forwarder sẽ lựa chọn được những phương thức và hãng vận chuyển phù hợp với đơn hàng. Nếu như tự tìm kiếm thì cũng có thể tìm được nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ mất thời gian khá lâu và chi phí cũng lớn hơn, kéo theo việc bạn sẽ bị chậm trễ đơn hàng.
Thứ ba, vì là những người chuyên nghiệp trong việc giao và nhận hàng hóa quốc tế và nội địa, chắc chắn rằng forwarder sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được những đối tác có mức giá cả ưu đãi nhất, làm giảm tối đa chi phí cho bạn. Thực tế thì, bạn sẽ không thể nào mặc cả giá vận chuyển được với đơn vị vận chuyển, cũng như bạn sẽ dễ dàng bị thuê giá “trên trời” nếu như không phải là người chuyên nghiệp.
Thứ tư, trong trường hợp đơn hàng của bạn là đơn hàng nhỏ lẻ thì chi phí của bạn sẽ cao ngất nếu như bạn tự liên hệ với đơn vị vận chuyển. Những forwarder lúc này sẽ gom những đơn hàng nhỏ, tạo ra những chuyến hàng lớn và làm giảm chi phí vận chuyển cho bạn rất nhiều.
Thứ năm, rào cản ngôn ngữ là một trong những yếu tố làm cản trở bạn thực hiện giao dịch. Bao giờ cũng vậy, với những giao dịch quốc tế sẽ có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tiếng anh là thứ tiếng chủ đạo. Các chủ hàng có thể nhờ tới những forwarder để được hỗ trợ giao nhận hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Những doanh nghiệp, công ty hay các cá nhân chấp nhận bỏ ra một khoản nhỏ cho forwarder thay vì phải bỏ ra thời gian, công sức và những khoản tiền lớn hơn cho việc vận chuyển hàng hóa. Đây cũng chính là lý do mà ngày nay, forwarder phát triển ngày càng nhiều, các công ty, doanh nghiệp cũng lựa chọn dịch vụ forwarder này ngày càng nhiều.
Xem thêm: Top 10 công ty xuất nhập khẩu lớn hàng đầu tại Việt Nam
Freight Forwarder là gì?
III. Các hình thức dịch vụ Forwarder
Công việc của những nhân viên dịch vụ forwarderchủ yếu là liên hệ đối tác vận chuyển, sắp xếp các chuyến hàng sao cho phù hợp nhất. Sau khi thu xếp xong thì tiến hành báo giá và thỏa thuận mức giá tốt nhất cho khách hàng của forwarder. Bên cạnh đó, những người làm forwarder có thể mở rộng kết nối dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác khi họ có nhu cầu:
- Forwarder làm các thủ tục về thông quan: Trong trường hợp này, forwarder sẽ thay chủ hàng làm các hồ sơ thuế khóa, thông quan cho hàng hóa, dịch vụ.
- Forwarder làm dịch vụ quản lý các vấn đề khác liên quan đến hồ sơ, các chứng từ, giấy tờ như vận đơn B/L, giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa, chứng nhận về xuất xứ C/0.
- Forwarder làm nhiệm vụ tìm kiếm và cung cấp dịch vụ quản lý lưu trữ hàng hóa đang tồn kho, các hoạt động diễn ra trong chuỗi Logistics.
- Forwarder trở thành chuyên viên hỗ trợ tư vấn những vấn đề thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Forwarder sẽ là những chuyên viên tư vấn và trao đổi kinh nghiệm tuyệt vời cho những ai mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để trở thành nhân viên xuất – nhập khẩu chuyên nghiệp.
Xem thêm: Bật mí những kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu
Freight Forwarder trong Logistics
IV. Chọn Forwarder như thế nào là tốt nhất
Bạn là một nhân viên xuất nhập khẩu, một công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại và có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, việc lựa chọn cho mình đơn vị forwarder đủ tin tưởng và uy tín là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý.
Việc đầu tiên bạn cần phải làm chính là tìm được đơn vị vận chuyển có tiềm năng cao. Thông tin liên quan đến các đơn vị này bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Bạn có thể xem thông tin này qua các danh bạ, những trang vàng hoặc trong các hiệp hội giao và nhận hàng hóa. Ví dụ, ở Việt Nam bạn có thể tham khảo ở VIFFAS hoặc thông qua các mối quan hệ, qua giới thiệu từ bạn bè hay đồng nghiệp.
Khi đã có được danh sách forwarder thích hợp để lựa chọn, việc của bạn là chọn ra đơn vị vận chuyển thích hợp nhất.
Các tiêu chí hàng đầu để lựa chọn forwarder thích hợp cho doanh nghiệp của bạn:
- Tuyến dịch vụ và kinh nghiệm của forwarder đối với ngành hàng của bạn.Ví dụ: Khi bạn cần chuyển một chuyến đồ đông lạnh sang các nước châu Âu, vậy khi chọn forwarder bạn cần lưu ý xem forwarder đó có kinh nghiệm trong việc bảo quản đồ đông lạnh trên tuyến hay không?
- Các dịch vụ về phụ trợ và các khoản chi phí mà forwarder tính toán cho bạn. Tham khảo báo giá từ các đơn vị forwarder khác nhau để chọn được đơn vị có mức giá ưu đãi nhất. Lưu ý, bạn hãy nắm thật chắc tất cả các khoản chi phí có trong thỏa thuận tránh những phát sinh trong quá trình thực thi hợp đồng. Bạn cần cân nhắc xem mức chi phí như vậy đã tối ưu nhất cho lợi nhuận của doanh nghiệp hay chưa nhé.
- Sự chuyên nghiệp và thái độ phục vụ: Đừng quên xem xét kỹ về thái độ phục vụ cũng như cách mà các forwarder tư vấn dịch vụ cho bạn. Một đơn vị forwarder tốt, họ sẽ nhiệt tình trong việc tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn, quan tâm và chu đáo đối với khách hàng của họ.
Logistics
V. Một số nghề phổ biến trong Freight forwarding
Tìm hiểu sâu về lĩnh vực forwarder bạn sẽ thấy có rất nhiều ngành nghề phù hợp. Bạn đang là sinh viên hoặc sắp tốt nghiệp các khối ngành kinh tế, ngoại thương, … bạn hoàn toàn có thể thử sức với công việc giao nhận hàng hóa quốc tế này.
- Nhân viên bán hàng (Sale Forwarder): Lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, tư vấn khách hàng, báo giá dịch vụ, chốt sale khách hàng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service): Nhiệm vụ chính của những người này chính là liên lạc với khách hàng, giải đáp cho khách hàng những thắc mắc, chăm sóc họ sau khi thực hiện yêu cầu. Đôi khi những Customer service chính là những người làm nhiệm vụ chốt sale.
- Nhân viên chứng từ (Document Staff): Đây là những người chịu trách nhiệm trong việc thu thập, phân loại, bổ sung các giấy tờ, chứng từ cần thiết.
- Nhân viên giao – nhận xuất nhập khẩu (Operation Staff): Người làm lĩnh vực này có nhiệm vụ đặt chỗ, chịu trách nhiệm hoạt động xuất nhập các chuyến hàng, thông quan hàng hóa, …
- Nhân viên thông quan (Customs clearance): thực hiện những hoạt động liên quan đến việc khai báo giúp đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh nhất.
- Nhân viên quản lý vận tải đường bộ (Trucking operation): Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ vấn đề trong vận tải đường bộ.
VI. Kết luận
Trên thế giới hiện nay, forwarder là một trong những ngành nghề khá phổ biến. Với các đơn vị vận chuyển cùng với các thương hiệu nổi tiếng như K+N, DB Schenker, Panalpina, DHL, CEVA, Expeditors, Geodis, … Thông thường thì các dịch vụ forwarder cũng sẽ có kèm theo các dịch vụ Logistics. Bài viết trên đây của mangtuyendung đã giúp cho bạn có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về ngành forwarder và những công ty forwarder trong Logistics.