Theo xu hướng kinh doanh hiện đại ngày càng phát triển, cụm từ giám đốc kinh doanh trở nên hết sức quen thuộc. Giám đốc kinh doanh có công việc như thế nào? Vậy nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh có quan trọng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn
Mục Lục Bài Viết
I. Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh tiếng anh là Chief Customer Officer (viết tắt: CCO) là một chức vị lớn và có vị trí vô cùng quan trọng đối với công ty/doanh nghiệp chỉ sau giám đốc điều hành (CEO). Nếu như CEO là người điều hành tất cả các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, từ khâu quản trị nhân sự đến quản lý sản xuất và quản trị chiến lược… thì giám đốc kinh doanh là người điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khách hàng… Vai trò, vị thế mà giám đốc kinh doanh đảm nhận đang ngày một nâng cao trong các doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh (CCO) là một chức vị lớn và có vị trí vô cùng quan trọng đối với công ty/doanh nghiệp
II. Vai trò, trách nhiệm của giám đốc kinh doanh
1. Vai trò của giám đốc kinh doanh
Vai trò của giám đốc kinh doanh là gì? Công việc thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các doanh số và lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh đó chính là phải có phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng đó là một huấn luyện viên tốt để “nâng cấp” đội ngũ mình để cả đội cùng đạt được mục tiêu để phấn đấu.
Giám đốc kinh doanh cũng chính là người có quan hệ trực tiếp và thường xuyên đối với khách hàng của mình chính là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo.
Ngoài ra, vai trò của giám đốc kinh doanh còn được thể hiện qua bản hợp đồng lao động giữa các doanh nghiệp và giám đốc kinh doanh được thuê.
2. Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh
Khi tuyển giám đốc kinh doanh thì công việc này có các nhiệm vụ giống bất kỳ giám đốc nào khác bao gồm việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn chính là quản lý đội ngũ chào hàng sao cho thật hiệu quả và thân thiện.
Nhân viên bán hàng là vận động viên còn giám đốc kinh doanh là huấn luyện viên trong một cuộc đua. Giám đốc kinh doanh phải thông qua các nhân viên và tận dụng sự hợp tác hăng hái của toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên bán hàng trong phòng kinh doanh để đạt được mục tiêu doanh thu.
Vậy nên, quản lý đội bán hàng phải là người thích giúp đỡ cũng trợ giúp cho những người khác đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Hơn thế nữa giám đốc phải công nhận vai trò quan trọng của các nhân viên bán hàng và chấp nhận trong nhiều trường hợp bản thân mình chỉ đóng một vai trò hỗ trợ cho nhân viên.
Một trong những trách nhiệm của người giám đốc kinh doanh chính là phát triển một đội ngũ chào hàng hoạt động có hiệu quả để phát triển. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một đội ngũ bán hàng hùng mạnh và sung sức.Tuy nhiên tìm một người bán hàng giỏi hoặc sẵn có năng lực bán hàng “bẩm sinh” là điều hết sức khó khăn.
Vì vậy nên nhiệm vụ quan trọng nhất mà giám đốc kinh doanh cần làm là “nâng cấp” đội ngũ chất lượng mà bạn đang có trong tay, hoặc rèn luyện để nâng cao các phẩm chất bán hàng của chính mình vì đó cũng là những phẩm chất của người kinh doanh thành công.
III. Công việc chính của một giám đốc kinh doanh
1. Lãnh đạo doanh nghiệp
Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ chính đó là xác định và định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và đạt lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như việc xây dựng quá trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng một cách hiệu quả. Giám đốc kinh doanh đứng đầu các nhóm kinh doanh, marketing, PR, và quan hệ khách hàng phải đảm bảo các chức năng của doanh nghiệp sẽ được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác của khách hàng và các doanh nghiệp với nhau được duy trì giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.
Giám đốc kinh doanh sẽ lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong công việc như là: soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định được đưa ra về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
2. Chiến lược marketing
Chiến lược Marketing cũng là một trong các lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh cần quan tâm và đề cập tới. Họ sẽ đứng đầu trong việc phát triển chiến lược marketing tập trung vào thâm nhập thị trường và tăng trưởng doanh số, đặc biệt chính là nhấn mạnh đặc biệt vào việc thu hút khách hàng và định hướng nhu cầu của người dùng trong thị trường.
Khi các chiến lược dần được thực hiện thì họ cũng chính là người giám sát hiệu quả marketing trong doanh nghiệp và đưa ra can thiệp khi cần thiết.
Do vậy nhiệm vụ này mà giám đốc điều hành và giám đốc kinh doanh (CMO) thường có quan hệ mật thiết với nhau và giám đốc kinh doanh trong nhiều trường hợp sẽ có xuất phát điểm từ nhân viên marketing trong doanh nghiệp.
3. Phát triển, định hình kinh doanh
Cùng với các giám đốc trong doanh nghiệp (giám đốc điều hành – CEO, giám đốc tài chính – CFO, giám đốc kinh doanh – CMO,…) và các quản lý cấp cao sẽ cùng xác định các hướng đi cho tương lai của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu lớn nhất cho doanh nghiệp đó là tăng trưởng bền vững, mở rộng các quy mô và điều hành doanh nghiệp theo cơ chế phi cạnh tranh.
Họ sẽ phát triển các chiến lược nhằm tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh phù hợp với mục đích tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp của họ.
Giám đốc kinh doanh sẽ không dậm chân tại chỗ và bằng lòng với thị trường đang sẵn có. Họ sẽ nghiên cứu thị trường, xác định và phát triển các thị trường mới, xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng để tìm ra các lỗ hổng kinh tế nhằm xây dựng thị trường tiềm năng. Giám đốc kinh doanh sẽ luôn tìm mọi cách đi trước thị trường để giúp doanh nghiệp của họ luôn đứng đầu được xu hướng.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh còn có trách nhiệm xây dựng ngân sách cho các kế hoạch có thời gian ngắn và dài hạn có liên quan đến lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp.
4. Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Ngoài các nhiệm vụ liên quan trực tiếp trong kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh có thể tham gia vào tuyển dụng và đào tạo cũng như quản lý nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing.
Giám đốc kinh doanh là người hiểu rõ nhất nhu cầu tuyển nhân lực của bộ phận và cũng như cách đánh giá các ứng viên có năng lực để lựa chọn được những người phù hợp và cung cấp cho nhân sự với những kiến thức cần thiết cho vị trí của họ.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc hấp dẫn, vui vẻ, cởi mở nhằm thu hút các nhân tài, cũng như xây dựng và quản lý các kế hoạch giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các mục tiêu cũng cũng như chiến lược mà doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với ngân sách.
5. Một số việc làm khác
Giám đốc kinh doanh thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nếu thấy cần thiết cho sự phát triển doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc nếu được cấp trên yêu cầu.
IV. Những yêu cầu cần có đối với giám đốc kinh doanh
Đối với những nhiệm vụ như vậy thì một người giám đốc kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu gì? Dưới đây sẽ là một số yêu cầu cơ bản đối với vị trí giám đốc này. Thông thường, công việc của giám đốc kinh doanh sẽ được đề cập rất chi tiết trong bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh phải có kinh nghiệm làm việc trong nhiều môi trường kinh tế khác nhau
1. Yêu cầu về học vấn
Để có thể ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh thì ứng viên cần có bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực liên quan đến như là: kinh tế, kinh doanh, marketing. Bằng cấp chuyên sâu hơn như là giám đốc kinh doanh tiếng anh cũng sẽ là một lợi thế thuận lợi. Nhưng kinh nghiệm làm việc tương đương sẽ có thể được chấp nhận.
2. Kinh nghiệm làm việc
Giám đốc kinh doanh cần phải có ít nhất mười năm kinh nghiệm đối với các hoạt động liên quan đến kinh doanh mới có thể quyết định bổ nhiệm giám đốc kinh doanh, có kinh nghiệm xây dựng và triển khai thành công các chiến lược đề ra.
Giám đốc kinh doanh phải có kinh nghiệm làm việc trong nhiều môi trường kinh tế khác nhau cũng như việc phát triển mạnh và phi tập trung; cùng với nhiều môi trường làm việc dựa theo hiệu suất nhằm thúc đẩy năng suất làm việc cho doanh nghiệp. Vị trí giám đốc này cũng cần có kinh nghiệm lên kế hoạch kinh doanh và thực hiện kế hoạch.
Ngoài ra, kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc từ xa cũng là một yêu cầu cần thiết khi tuyển giám đốc kinh doanh cần được đáp ứng khi việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp và gia tăng số chi nhánh ngày càng tăng mạnh, được doanh nghiệp quan tâm tới.
3. Kỹ năng cần có
Ở một vị trí giám đốc cấp cao điều hành mọi chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kinh doanh, marketing chính là điều cần thiết. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh hay giám đốc kinh doanh tiếng anh cần có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng suy nghĩ chiến lược và kỹ năng phân tích.
Những kỹ năng này đều là những kỹ năng giám đốc kinh doanh sẽ sử dụng tới khi thực hiện vai điều hành của mình. Vậy nên việc thành thạo những kỹ năng này là điều vô cùng cần thiết của một giám đốc kinh doanh.
V. Những thách thức một giám đốc kinh doanh phải đối mặt
Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh mang trong mình trọng trách rất lớn và có quyền lực chỉ đứng sau CEO. Vì vậy những thách thức và trách nhiệm cũng sẽ tỷ lệ thuận trong một tổ chức doanh nghiệp. Hiểu được giám đốc kinh doanh là gì là một chuyện, dưới đây sẽ là những khó khăn và trở ngại lớn nhất với các giám đốc kinh doanh khi thực hiện tham gia làm việc trong một doanh nghiệp:
-
Giám đốc kinh doanh dù được coi là có “quyền năng” lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
-
Giám đốc kinh doanh không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
-
Công việc của giám đốc kinh doanh không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị.
-
Giám đốc kinh doanh không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
-
Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ và giám đốc kinh doanh không thể làm gì về điều đó.
VI. Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp giám đốc kinh doanh
Ở vị trí giám đốc kinh doanh hiện tại xuất hiện chủ yếu ở những doanh nghiệp lớn và đang phát triển mạnh. Vậy thì tương lai của công việc này sẽ ra sao?
Trong khi đó chiến lược kinh doanh trong các ngành công nghiệp luôn luôn thay đổi nhanh chóng và hướng đến người tiêu dùng, giám đốc kinh doanh cần phải đảm bảo được doanh nghiệp của họ cũng luôn theo kịp những thay đổi này. Điều đó không có nghĩa là trong tất cả các doanh nghiệp đều sẽ xuất hiện vai trò giám đốc marketing. Tuy nhiên thì ngày càng nhiều doanh nghiệp có xu hướng đưa vị trí này vào ban lãnh đạo với nhiệm vụ chính đó là thực hiện chức năng liên quan trong kinh doanh.
Trong nhiều năm tiếp theo có thể ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyểngiám đốc kinh doanh tiến tới đảm nhiệm vai trò giám đốc điều hành (CEO) hoặc vai trò chủ tịch. Trong lịch sử, nhiều CEO hoặc chủ tịch xuất phát từ những vị trí với nhiều vai trò liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc tài chính trong các doanh nghiệp. Hơn nữa, vị trí giám đốc kinh doanh chính là làm việc gần gũi và trực tiếp với khách hàng và có sẵn những kỹ năng và tố chất để chuyển sang vai trò lãnh đạo.
VII. Kết luận
Qua bài viết của mangtuyendung.vn, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về công việc mà giám đốc kinh doanh đảm nhiệm cũng như vai trò của họ trong doanh nghiệp