Xã hội ngày càng phát triển, quan điểm thẩm mỹ đối với không gian nhà ở của con người ngày càng nâng cao đã tạo tiền đề để ngành Interior design bùng nổ với sự lựa chọn tuyệt vời cho ngành thời thượng của thế kỷ 19. Vậy bạn đã biết gì về Interior design?
Interior design là một thuật ngữ chuyên ngành đang còn lạ lẫm đối với thị trường lao động Việt Nam. Thuật ngữ này có liên quan đến ngành nghề Interior design là gì? Và cơ hội việc làm của ngành interior design hiện nay mở rộng ra sao? Hãy cùng mangtuyendung.com.vn tìm hiểu và khám phá sâu hơn ngay sau đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Liệu bạn đã thực sự biết interior design là gì?
Dân ngành thiết kế nội thất chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ Interior design, song với dân ngoại chỉ nắm phần nào đó về kiến trúc hay nghệ thuật thì thuật ngữ này khá mới mẻ mặc dù hiện tại đã là thời kỳ thịnh vượng của các lĩnh vực liên quan đến thiết kế hay nghệ thuật công trình. Một ví dụ đơn giản sẽ hình dung rõ nhất cho điều đó chính là sự nhầm lẫn tai hại giữa các chuyên ngành cụ thể trong thiết kế. Vậy Interior design là gì? Khi nhắc đến những không gian nhà ở ấm cúng, nội thất sang trọng giữa lòng thủ đô, cái tên xuất hiện đầu tiên trong ý nghĩ của chúng ta hẳn là kiến trúc sư. Phác thảo những ý tưởng cho công trình, bố trí, sắp xếp các “phụ kiện” trong căn nhà đôi khi dễ làm dân không chuyên nghĩ ngay đến nghề họa sĩ thiết kế. Tuy nhiên, còn có một ngành đang thiếu thốn nguồn nhân lực trong thời điểm hiện tại “ôm” trọn những lĩnh vực bạn vừa thấy ở trên, mở ra thời kỳ bừng sáng của “tạo hình” cho không gian ngôi nhà trở nên ấn tượng bởi các vật liệu tạo nên nội và ngoại thất. Đó chính là Interior design.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ Interior design được hiểu nôm na là thiết kế nội và ngoại thất. Interior design là tổng hợp của các ngành mỹ thuật, khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa về màu sắc, ánh sáng, không gian đa chiều, các vật thể trang trí để tạo dựng không gian sống, không gian văn phòng, không gian vui chơi. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp Interior design bị nhầm lẫn với Inter Decoration vì cả hai thuật ngữ cùng liên quan đến chủ thể chung là không gian nghệ thuật nhưng tiêu chuẩn của Interior design cao hơn khá nhiều. Với dân thiết kế nội thất sẽ bao gồm việc phải chịu trách nhiệm về công trình từ việc lên ý tưởng bao quát cho không gian và của ngôi nhà làm sao phù hợp với phong thủy, hòa phối về ánh sáng, màu sắc đồng thời vạch ra những thiết kế của đồ nội thất thật phù hợp với không gian đó vừa đảm bảo được sự thuận lợi trong sinh hoạt và thẩm mỹ của người dùng. Bên cạnh đó, với ngành trang trí nội thất, sẽ nghiêng về việc chú ý nhiều hơn đến mảng sắp xếp, bày xếp nội thất sao cho đẹp mắt và tiện dụng trong việc sử dụng của người yêu cầu.
Cơ hội việc làm của ngành Interior design hiện nay là gì?
Ngày nay, với sự hòa nhập của các nền văn hóa khác nhau, sự cách tân, đồng điệu về tư duy thẩm mỹ trong không gian sống, không gian làm việc, không gian trưng bày … đã đặt ra nhiều yêu cầu phát triển cao trong ngành Interior design. Số lượng tuyển dụng ngày càng tăng không giới hạn, mức lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn và có khá nhiều trường đại học uy tín có chương trình đào tạo chất lượng trên toàn quốc, Interior design là một nghề mới lạ và thời thượng cho những người yêu nghệ thuật và mong muốn được phát huy năng lực ý tưởng sáng tạo, thiết kế.
II. Những vị trí công việc của ngành Interior Design là gì?
1. Chuyên viên thiết kế nội, ngoại thất cho các nhiều dự án
Khi bạn tốt nghiệp ngành Interior design với kiến thức sâu rộng về đồ họa và gu thẩm mỹ thì bạn đủ sức chinh phục vị trí chuyên viên thiết kế nội thất cho nhiều dự án và các công ty bao gồm nhà ở, khách sạn, trường học, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, triển lãm. Đặc điểm nổi bật của ngành này đó là đảm nhiệm hầu hết các quy trình làm việc từ lên ý tưởng xây dựng không gian, bố trí các thành phần của căn phòng như cửa ra vào đến đặt kệ đồ nội thất như nào cho hợp lý … dựa trên các kỹ năng cân bằng về màu sắc và ánh sáng, cho nên nó chiếm được sự ưa chuộng của đa số khách hàng vì thao tác nhanh, tiết kiệm, đỡ mất các phương thức tổ chức và thi công hiệu quả.
2. Nhân viên tư vấn thiết kế cho các công trình tại doanh nghiệp về địa ốc
Bạn đang nghĩ là công việc của một Interior design là gì? Bạn sẽ không thể có một móc nối gì với nghề tư vấn phải không? Hơn hết là óc sáng tạo của bạn có thể không hợp với công việc kinh doanh. Nhưng khi đối diện với thực tế, giữa thiết kế và địa ốc có mối quan hệ đặc biệt khăng khít với nhau. Khi một người có nhu cầu xây nhà hay mua nhà, quán cà phê thì bằng những kiến thức được đa dạng về thẩm mỹ, gu nghệ thuật, am hiểu thiết kế, mỹ thuật và khả năng thiết kế mới, cách bố trí các thiết bị nội thất sao cho phù hợp là thắc mắc đầu tiên họ nghĩ ra và tìm cách giải quyết.
Nhờ đó, bạn có thể ứng dụng tất cả điều đó để trở thành người giải quyết các vấn đề hợp lý nhất cho khách hàng thông qua những lời tư vấn thiết thực đồng thời đưa ra các mẫu không gian bên công ty của bạn phù hợp nhất với họ. Mang đặc điểm của kinh doanh, nên sự áp lực về doanh số là điều đương nhiên, tuy nhiên đó cũng là cơ hội tốt cho bạn khi vừa thể hiện kiến thức về nội thất, thiết kế vừa kiếm được nguồn thu tốt.
3. Kiến trúc sư
Đây là ngành mà đa số ai cũng hiểu khá rõ như một ngành tổng hợp, bên cạnh khối óc nghệ thuật, am hiểu mọi kiến thức về kiến trúc, thi công các công trình xây dựng, thậm chí là sử dụng những phần mềm về nền tảng của kỹ thuật. Do đó một kỹ sư nội thất đôi khi có thể đảm nhiệm vị trí như một kiến trúc sư thông thường và tiêu chí chủ đạo là hướng đến thiết kế không gian bên trong và thiết kế các nội thất.
5. Nhân viên trang trí nội thất
Mặc dù là hai mảng công việc khác nhau nhưng một đặc điểm mà hầu hết ai cũng có thể nhận ra đó là tính tổng hợp của một Interior design cao hơn nhiều so với một nhân viên chuyên biệt về trang trí. Một cử nhân thiết kế nội thất nắm trong tay sự đào tạo bài bản về cả bố cục, bài trí, các yêu cầu về nghệ thuật từ ánh sáng, màu sắc… thì có thể đảm nhiệm được việc chọn lựa nội thất theo yêu cầu, trưng bày và trang trí không gian phù hợp từ những “ nguyên liệu “ đi kèm để làm không gian trở nên hài hòa, mới lạ và ấm cúng.
Nếu bạn muốn “đi tắt” từ bản vẽ đến sử dụng những phần mềm kỹ thuật để hỗ trợ thiết kế nội thất… bạn có thể tham gia vào vị trí trang trí nội thất nhằm phát huy óc thẩm mỹ của mình nhiều hơn.
6. Freelancer – thiết kế nội thất
Thêm một lựa chọn mang lại mức thu nhập cao hơn và giờ giấc có lẽ sẽ thoải mái hơn và phù hợp với những ai có phong cách nghệ sĩ, đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo của bạn thì Freelancer là lựa chọn lý tưởng. Không quá khó khăn như tên gọi của nó, Freelancer thiết kế nội thất có thể tìm kiếm được ở mọi nơi trong những dự án công việc trên các diễn đàn của dân thiết kế. Chỉ cần một vài cú click chuột, bạn sẽ tìm ra được những dự án về kinh doanh như các quán ăn, quán cà phê mới mở, các pub hay bar với mức lương thỏa thuận khá là hậu hĩnh. Hiện tại đây được coi là một nghề hot của giới trẻ bởi đặc điểm thoải mái, tự do, được lựa chọn địa điểm làm việc sao cho phù hợp dễ lấy cảm hứng nhất mà không chịu áp lực quá lớn từ bộ phận quản lý.
III. Để trở thành một Interior Designer bạn cần những gì?
Interior design Thái Công
1. Năng khiếu, đam mê nghệ thuật kết hợp khả năng sáng tạo đỉnh cao
Với nghệ danh là người thổi hồn vào không gian sống thông qua sự kết hợp, bố trí màu sắc, ánh sáng, vật liệu… bạn sẽ không thể làm ra gì nếu không có đam mê, năng khiếu thẩm mỹ và bộ óc sáng tạo. Yêu cầu rõ nhất của những phẩm chất này chính là việc lên ý tưởng phác thảo cho bản vẽ trước thiết kế. Bên cạnh sự hài hòa về phối màu, ánh sáng, bạn chắc chắn phải đảm bảo rằng công trình của bạn là duy nhất, không nằm trong bất kỳ một “tác phẩm” nào khác và luôn luôn cập nhật những xu thế mới. Để có thể theo đuổi đam mê công việc interior design luôn phải “ vắt óc” suy nghĩ và phải có năng khiếu nghệ thuật và khả năng sáng tạo phong phú.
2. Kiến thức về đồ họa, phần mềm phục vụ thiết kế, thi công
Để có thể làm tốt được các công việc interior design thì ngoài khối óc thẩm mỹ và ý tưởng thì con đường bạn có thể biến ý tưởng đó thành những công trình trong thực tế mới thật sự quan trọng và cần thiết. Với bối cảnh bùng nổ của công nghệ, một bản vẽ bằng tay chắc chắn không thể đảm bảo được sự thành công của công trình đó, điều bạn cần là am hiểu các phần mềm liên quan đến thiết kế không gian để minh họa chúng một cách khoa học và thiết thực. Mặc dù không phải là dân kiến trúc nhưng bạn bắt buộc phải có đầy đủ kiến thức về thi công công trình, cách thức trang trí của các không gian từ nhà ở, khách sạn, khu vui chơi, quán xá để có thể điều chỉnh, sắp xếp, lên ý tưởng nội thất phù hợp. Có một kho tàng đầy đủ kiến thức về đồ họa sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mô phỏng ý tưởng của bạn trong thực tế và phối màu hiệu quả hơn.
3. Kiến thức tổng hợp về kỹ thuật, nghệ thuật, tâm lý, kinh tế, xã hội
Bạn có thể đề cao vai trò của óc sáng tạo hay khả năng phối màu của bạn, nhưng để sản phẩm thiết kế của bạn có thể ứng dụng được trong thực thế thì bạn phải nắm chắc các phần mềm kỹ thuật làm phương tiện truyền tải khoa học. Theo học Interior design phải là người hiểu được tâm lý khách hàng vì nó là yếu tố chính để bạn tạo ra nguồn thu nhập của bản thân chứ không phải đơn thuần là thỏa mãn đam mê. Đặc biệt hơn, bạn phải vừa là người am hiểu ý tưởng trong yêu cầu của khách hàng để nắm rõ được họ muốn gì và cần gì ở sản phẩm của bạn và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Dù đó có là một ý tưởng hay nhưng nếu bạn không thể đáp ứng được yêu cầu hay thị hiếu của họ thì điều đáng tiếc, dự án đó gần như không thành công. Thêm vào đó, bạn luôn phải là người đuổi kịp những xu hướng mới trong thiết kế để làm giàu thêm vốn tri thức của mình và nâng cao chất lượng không gian mà bạn đang chịu trách nhiệm. Bởi vì, độc đáo, sáng tạo, thời thượng luôn là tiêu chí đi đầu.
4. Khả năng chịu áp lực cao
Thực tế khi theo học Interior design, bạn sẽ phải chấp nhận rằng yếu tố stress có thể đến với bạn bất kỳ khi nào. Đối với vị trí chuyên viên thiết kế nội thất, đôi lúc áp lực về những ý tưởng mới mẻ và khả năng tưởng tượng khiến bạn mệt mỏi, choáng váng. Vì vậy việc đuổi nghệ thuật đôi khi bạn phải chấp nhận rằng bản thân mình làm việc “ thiếu kỷ luật” và chạy theo hứng thú, cảm xúc ngẫu nhiên. Tuy nhiên bạn phải biết điều chỉnh chúng đặc biệt là khi làm việc trong môi trường công sở, có sự giám sát. Cho nên hãy sẵn sàng chuẩn bị tinh thần chịu mọi áp lực trước khi có ý định dấn thân vào ngành thiết kế nội thất này nhé.
IV. Cơ hội làm việc của interior design như thế nào trong tương lai?
Cập bến Việt Nam đã được khá lâu, tuy nhiên, những năm trở lại đây, các phong trào địa ốc phát triển mạnh, các loại hình nhà ở đến văn phòng đều được mở rộng trên nền tảng bùng nổ kinh tế đã mở ra sự ra đời của chung cư hạng sang với nhiều thiết kế không gian thu hút, mới lạ, thuận tiện… được nhiều người sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng để sở hữu riêng cho mình hay sự tăng cao về nhu cầu văn phòng, không gian luôn được đặt hàng ngành thiết kế nội thất riêng vừa đầy đủ thẩm mỹ vừa tiện lợi. Đó chính là “ngòi nổ” để Interior ghi danh vào những ngành có mức lương cao nhất nhưng khát nhân lực có kiến thức và năng lực cao không những tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên toàn thế giới.
V. Mức lương của một Interior Designer
Theo thống kê của U.S Bureau of Labor Statistics (Bộ Lao động Hoa Kỳ) mức lương trung bình của một Interior design trong năm 2017 là khoảng 51.000$/năm, trong đó mức lương cao nhất của những kỹ sư nội thất có kinh nghiệm là 93.000 USD chiếm 10% còn lại khoảng 10% dao động trong mức khoảng 27.000 USD đối với những sinh viên mới ra trường. Tại Việt Nam theo như tìm hiểu của mangtuyendung.vn thì thống kê của nhiều trang web tuyển dụng hàng đầu như timviec365.vn, mức lương dành cho cử nhân tốt nghiệp ngành Interior design rơi vào khoảng 8 triệu đồng. Đây là mức thu nhập cực kì hấp dẫn và còn tăng dần dành cho những ai có đam mê thiết kế, có bộ óc sáng tạo và muốn thử sức với áp lực của ngành thiết kế nội thất thuộc về cái đẹp.
VI. Sự khác nhau giữa Interior Design và Interior Decorator
Sự khác nhau lớn nhất và dễ nhận ra nhất giữa thiết kế nội thất và trang trí nội thất là tính nghệ thuật. Thiết kế nội thất quan tâm đến sự tương quan giữa tính thẩm mỹ và không gian để đặt ra những giải pháp nội thất phù hợp và đẹp mắt một cách toàn diện. Còn đối với người làm trang trí nội thất, họ chú trọng đến tính nghệ thuật thẩm mỹ nhiều hơn là không gian. Với một không gian bất kỳ được yêu cầu, dù rộng hay hẹp, họ có nhiệm vụ bài trí những nội thất có sẵn sao cho nghệ thuật, hài hòa và bắt mắt. Họ luôn là người tạo ra các điểm nhấn đặc biệt cho không gian, trong khi nhà thiết kế nội thất cần quan tâm đến cả các tính năng, công dụng, sự thuận tiện của nội thất trong việc sinh hoạt thường ngày.
Trong quá trình xây dựng không gian kiến trúc, Interior Design thường làm việc với những công đoạn đầu tiên. Họ bắt tay làm việc cùng với các kiến trúc sư, cùng nhau thảo luận về kiến trúc và không gian, thậm chí có thể sửa đổi kiến trúc, từ đó đưa ra những ý kiến về nội thất. Mặt khác, Interior Decor lại thường làm việc ở những công đoạn cuối cùng, họ được yêu cầu tạo ra tính nghệ thuật phù hợp nhất cho không gian đã được thiết kế xong. Nói theo cách khác thì thiết kế nội thất là nghề tạo ra không gian sống, còn trang trí nội thất là nghề tạo ra không gian nghệ thuật.
VII. Học ở đâu để làm Interior Designer?
Học ở đâu để làm trong lĩnh vực Interior Designer
Hiện nay ngành Interior Decor chưa có những cơ sở đào tạo được phổ biến rộng rãi nên bạn có thể theo học tại các trường mỹ thuật hoặc lựa chọn du học. Còn chuyên ngành Interior Design lại có nhiều sự lựa chọn hơn dành cho bạn thỏa mãn đam mê. Bạn có thể đăng ký học các khóa học ngắn hạn, trực tiếp chuyên môn tại một số học việc kiến trúc trên toàn quốc, hoặc học đại học tại các trường đại học lớn tại Việt Nam, cũng có thể lựa chọn du học để mở mang kiến thức. Một số học viện đào tạo các khóa học thiết kế nội thất như :Trung tâm đào tạo kiến trúc CBS Trung tâm dạy thiết kế nội thất AWE Đồ hoạ kiến trúc DOA …
Các trường đại học đào tạo thiết kế nội thất Đại học Kiến trúc HN/TPHCM Đại học Xây dựng Đại học Bách khoa Đại học Công nghệ TPHCM Đại học Mỹ thuật Công nghiệp HN … Một số đất nước du học ngành Interior Anh (The Interior Design School) Ý (Florence Design Academy,…) Mỹ Canada (Vancouver College of Art and Design,…) Hà Lan (Eindhoven Design Academy, Amsterdam School,…)
VIII. Những Interior Designer Nổi Tiếng Trên Thế Giới
1. Jean-Louis Deniot
Jean-Louis Deniot nổi danh là một nhà thiết kế và kiến trúc sư nội thất người Pháp. Anh ấy sinh ngày 27 tháng 8 năm 1974 tại Paris.
Jean-Louis Deniot không còn xa lạ đối với dân chuyên về thiết kế khi nhắc đến thiết kế nội thất. Nội thất đặc trưng của anh ấy phản ánh sắc nét một nhân vật mạnh mẽ, pha trộn kết cấu và phong cách để tạo ra một bầu không khí hấp dẫn, quyến rũ. Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào những câu chuyện và dự án của nhà thiết kế nội thất hấp dẫn này để xem cách anh ta kết hợp sự phân tích nghiêm ngặt với giác quan thẩm mỹ tự nhiên.
Các thiết kế nội thất của Deniot, dù cho là phong cách cổ điển hay phong cách đương đại, tất cả đều là ngoài dự đoán! Tuy nhiên, mọi thứ đều gây ấn tượng với một bảng màu mạch lạc, thiết kế ánh sáng hoàn hảo với một tuyên bố nào đó! Nhà thiết kế đã kết hợp khéo léo các hoa văn, họa tiết, vật liệu và các chi tiết từ các thời kỳ khác nhau để đạt tới được sự thanh lịch đến nghẹt thở.
2. Kelly Hoppen
Nhà thiết kế nội thất Kelly Hoppen có một sự nghiệp thành công đáng mong đợi và là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất của giới Thiết kế nội thất trên thế giới. Năm 2009, Kelly Wearstler đã được The New Yorker Hồi tuyên bố rằng bà chủ tịch của thiết kế nội thất West Coast, và đó là một danh hiệu đặc biệt mà cô không xem nhẹ. Không ngừng tạo ra những điều mới mẻ trong sự nghiệp của bản thân và giới hạn của thiết kế, Wearstler là một trong những tên tuổi lớn trong ngành và là người tạo ra xu hướng định hình của ngành khách sạn với các thiết kế cho Four Seasons Anguilla, Khách sạn thích hợp ở San Francisco và Viceroy Hotels and Residences, trong khi với các hợp đồng về nhà ở , danh sách khách hàng của cô bao gồm những cái tên nổi tiếng như Cameron Diaz, Gwen Stefani và Ben Stiller.
3. Philippe Starck
Philippe Starck, (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1949, Paris, Pháp), nhà thiết kế người Pháp nổi tiếng với nhiều thiết kế sáng tạo, lạ mắt, bao gồm tất cả mọi thứ, từ thiết kế nội thất đến đồ vật gia đình, thuyền cho đến đồng hồ.
Sự nghiệp giàu có với 10.000 sáng tạo – sự nổi tiếng toàn cầu và sự sáng tạo không mệt mỏi không bao giờ làm lu mờ điều cốt yếu, Philippe Starck có một sứ mệnh, một tầm nhìn rộng mở: sáng tạo đó, dù dưới mọi hình thức, phải cải thiện cuộc sống của nhiều người càng tốt Starck kịch liệt tin rằng nhiệm vụ đầy thú vị và khá táo bạo, nổi loạn và nhân từ.
4. Kelly Wearstler
Kelly Wearstler là một trong những nhà thiết kế nội thất hàng đầu thế giới mang quốc tịch Mỹ, được rất nhiều người ngưỡng mộ vì những thiết kế táo bạo và các dự án nội thất tuyệt vời của cô. Mang thương hiệu phong cách sang trọng toàn cầu, những thiết kế của cô được đánh dấu bằng các loại hình đặc biệt và tính cách tinh tế. Phạm vi ảnh hưởng của thương hiệu kéo dài từ thiết kế nội thất nhà ở và các trung tâm thương mại đến bộ sưu tập đồ nội thất, ánh sáng, thảm, đồ dùng gia đình, tấm phủ tường, gạch, đồ sứ cao cấp, phụ kiện trang trí nhà cửa và vật cản. Đặc trưng của những tác phẩm đó là sự xen kẽ thô với màu sắc tinh tế, pha trộn tự nhiên, và pha trộn liền mạch các thời kỳ khác nhau của đồ nội thất dưới một mái nhà, Wearstler đã tối giản hóa giao diện, cảm giác và ý nghĩa của thiết kế hiện đại của Mỹ.
5. Ryan Korban
Đối với một người ở độ tuổi 30 thì Ryan Korban đã tạo ra được tên tuổi cho mình trong lĩnh vực thiết kế nội thất từ nhà ở đến các quán ăn, trung tâm thương mại. Quan điểm mạnh mẽ của Ryan Korban là một thẩm mỹ đặc trưng, nhà ở nội thất, hình học và bảng màu bị tắt tiếng được minh họa trong một số dự án bán lẻ tuyệt đẹp cho những người Alexander Wang, Balenciaga và Aquazzura.
Phong cách thiết kế hiện đại đó rõ ràng đã được truyền cảm hứng từ các xu hướng di sản và cổ kính xen hiện đại do Peter Marino đặt ra, Ryan Korban đã tạo ra chữ ký đặc trưng cho phong cách của riêng mình trong các lĩnh vực thiết kế hiện đại và sang trọng.
VI. Kết luận
Qua những trải nghiệm mà mangtuyendung.com.vn mang lại cho bạn, liệu bạn đã hiểu rõ về Interior design hay đã có lựa chọn dành cho ngành thiết kế nội thất hay chưa? Chúng mình mong bạn đọc có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để tìm kiếm được đam mê của chính mình.