Nhân viên kho là công việc không quá phức tạp và rất thông dụng trên thị trường việc làm hiện nay. Một nhân viên kho phải làm những công việc gì và cần có những kỹ năng nào để đảm bảo chất lượng công việc? Hãy cùng mangtuyendung khám phá ngay sau đây!
Nhân viên kho là gì? Vị trí nhân viên kho cần những yêu cầu gì? Nếu bạn đang mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kho thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật thông tin chi tiết nhất để bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm.
Mục Lục Bài Viết
I. Nhân viên kho cần phải làm những công việc gì?
Bất cứ một doanh nghiệp, công ty thương mại nào trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa đều cần tới một đội ngũ nhân viên kho để quản lý tình hình doanh thu và tránh thất thoát. Do vậy, nhân viên kho đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong sơ đồ bộ máy tổ chức của hệ thống các cửa hàng và doanh nghiệp. Để giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về công việc này thì sau đây chúng tôi sẽ trình bày bảng mô tả công việc nhân viên kho hàng cơ bản nhất trong các tổ chức.
Nhân viên kho cần phải làm những công việc gì?
1. Lập hồ sơ kho
Để dễ dàng và tiết kiệm thời gian trong việc quản lý kho thì các nhân viên kho phải lập sơ đồ kho thể hiện toàn bộ lối đi và vị trí đặt các loại hàng hóa theo thứ tự nhất định. Tiếp đến, bạn phải có trách nhiệm ghi thẻ bài về mã hàng, màu sắc, kích thước và hạn sử dụng cho mỗi mặt hàng trong kho. Những thẻ bài này cần phải được gắn vào kệ để tiện quản lý và rút ngắn thời gian tìm kiếm hàng hóa. Ngoài ra thì bạn cũng nên đặt mã vạch điện tử riêng cho từng loại sản phẩm để có thể nhanh chóng truy xuất dữ liệu trong hệ thống khi cần thiết.
2. Làm thủ tục xuất nhập hàng hóa
Trong quy trình quản lý kho thì các hoạt động xuất nhập kho là điều diễn ra rất thường xuyên và liên tục. Chính vì thế công việc của nhân viên kho chủ yếu là kiểm tra các loại chứng từ và các giấy tờ liên quan mỗi khi xuất nhập hàng hóa theo quy định. Ngoài ra, đối với các nhân viên kho hàng thì bạn cũng cần kiểm tra đầy đủ về số lượng, mẫu mã và kích thước của từng mặt hàng trong khi rồi ghi phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho cẩn thận trên ít nhất 02 bản để có thể đối chiếu và tổng kết sau một kỳ.
3. Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
Hàng tồn kho tối thiểu là lượng hàng hóa ít nhất cần dự trữ trong kho để đảm bảo đáp ứng các trường hợp phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên việc tính toán và quản lý lượng hàng tồn kho này như thế nào có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý chi phí và ảnh hưởng tới các chiến lược kinh doanh của công ty. Là một nhân viên kho vận thì bạn phải có trách nhiệm theo dõi và đối chiếu số lượng hàng xuất nhập mỗi ngày để đối chiếu với định mức hàng tồn kho tối thiểu đã được quy định, từ đó lập báo cáo gửi lên các nhà quản lý để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng thất thoát hàng hóa gây thiệt hại cho công ty. Dựa vào phiếu xuất kho và phiếu nhập kho để theo dõi hàng tồn kho. Vấn đề hàng tồn kho rất quan trọng chính vì vậy doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện kiểm tra hàng tồn kho chính xác.
4. Sắp xếp hàng hóa
Nếu ai đó thắc mắc rằng nhân viên kho siêu thị làm gì thì có lẽ sắp xếp hàng hóa là công việc diễn ra phổ biến nhất. Để thuận tiện cho việc quản lý, tìm kiếm và kiểm tra hàng hóa dễ dàng lại tiết kiệm thời gian thì cách sắp xếp hàng hóa trong kho là cực kỳ quan trọng, đặc biệt với lượng hàng hóa đa dạng và khổng lồ tại các siêu thị và trung tâm thương mại.
Để sắp xếp hàng hóa một cách khoa học thì đầu tiên, nhân viên kho siêu thị phải phân loại các mặt hàng càng chi tiết càng tốt. Ví dụ khu vực thời trang thì trước hết bạn phải phân chia các mặt hàng theo giới tính nam hay nữ, tiếp đến là theo lứa tuổi: trung niên, thanh niên hay trẻ em… Với mỗi khu vực giới tính và độ tuổi khác nhau thì bạn còn phải phân chia riêng rẽ áo, quần, váy… với kích cỡ, chủng loại, giá thành và màu sắc khác nhau. Ngoài ra bạn cũng cần phải đảm bảo rằng hàng hóa trên các kệ hàng phải luôn được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn và không được phép để chỗ trống giữa các ô.
5. Kiểm kê hàng hóa
Trong số các công việc nhân viên kho vận thì có lẽ kiểm kê hàng hóa là khâu quan trọng nhất. Sau khi đối chiếu các hóa đơn xuất nhập kho hàng hóa thì các nhân viên kho cần phải đối chiếu và kiểm kê lại toàn bộ số lượng hàng cũng như mẫu mã và loại sản phẩm. Nếu xảy ra tình trạng có sự chênh lệch thì nhân viên quản lý kho cần phải báo cáo ngay với quản lý để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Ngay cả trong trường hợp không có sự chênh lệch thì các nhân viên kho, đặc biệt là nhân viên kho dược phải kiểm tra lại xem có sản phẩm nào bị hư hỏng hay sắp hết hạn sử dụng hay không để tiến hành thay thế hoặc thanh lý gấp.
6. Các công việc khác
Ngoài các nhiệm vụ chính kể trên thì công việc của một nhân viên kho còn bao gồm:
-
Thực hiện việc dán tem và nhãn mác cho các loại hàng hóa theo quy định của công ty.
-
Đảm bảo nhiệt độ kho hàng luôn phù hợp với từng khu vực hàng hóa và phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
-
Đảm bảo các quy tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các kệ hàng đặc biệt như hàng dễ vỡ, hàng dễ cháy nổ…
-
Phối hợp với kế toán kho để kiểm tra tất cả các mặt hàng trong kho định kỳ.
-
Lưu trữ tất cả các loại hóa đơn, chứng từ, sổ sách kho có liên quan để giao quản lý.
-
Lập báo cáo công việc theo đúng quy định đã đề ra của công ty.
-
Thực hiện các công việc nhân viên kho khác theo yêu cầu của quản lý.
II. Những kỹ năng quản lý kho nhất định phải có đối với nhân viên kho
Bên cạnh việc tìm hiểu nhân viên kho làm gì thì một vấn đề khác cũng rất được người lao động quan tâm khi tìm việc làm nhân viên kho tại Hà Nội cũng như các thành phố khác đó chính là những kỹ năng quản lý kho để đảm bảo hiệu quả công việc.
Những kỹ năng quản lý kho nhất định phải có đối với nhân viên kho
1. Kỹ năng kiểm tra, lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Hoạt động quan trọng nhất trong danh sách nhiệm vụ nhân viên kho đó chính là tiếp nhận và kiểm tra, đối chiếu tất cả các loại hóa đơn chứng từ, biên bản giao nhận hàng hóa, giấy tờ yêu cầu xuất, nhập kho hay lưu chuyển hàng hóa. Để không mắc phải sai lầm trong quy trình này thì bạn cần dành thời gian tìm hiểu về các loại giấy tờ thường gặp và thành thạo kỹ năng kiểm tra, rà soát thông tin vừa nhanh vừa chính xác. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần nắm vững quy trình lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và tiến hành theo đúng quy trình để đảm bảo không xảy ra sai sót trong khâu quản lý. Cần đảm bảo thực hiện phiếu nhập kho và phiếu xuất kho một cách chuyên nghiệp nhất, chính xác nhất.
2. Kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho khoa học
Khi tuyển nhân viên kho thì bạn có thể thấy yêu cầu công việc cũng như trình độ chuyên môn không quá cao so với các lĩnh vực khác, tuy nhiên bạn phải đảm bảo kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho một cách khoa học. Việc làm này không chỉ giúp cho các nhân viên dễ dàng quản lý hàng hóa trong kho, tiết kiệm diện tích và không gian lưu trữ mà còn rút ngắn thời gian tìm kiếm và tối ưu hóa quy trình kiểm định.
Để làm tốt công tác quản lý hàng trong kho một cách khoa học thì trước hết bạn phải có sự am hiểu cơ bản về các loại hàng hóa với kích thước, mẫu mã và giá thành khác nhau để có sự phân chia, sắp xếp cho hợp lý. Không gian kho hàng phải được đảm bảo sạch sẽ với mức nhiệt độ thích hợp, các quy định về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh khác cũng phải luôn được chú ý để tránh xảy ra tai nạn hoặc sự cố trong nhà kho.
3. Kỹ năng kiểm kho nhanh chóng, hiệu quả
Kỹ năng kiểm kho vừa tiết kiệm thời gian lại vừa chính xác và hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các công ty tuyển dụng nhân viên kho, đặc biệt là tuyển nhân viên kho siêu thị. Trong đó, việc dán nhãn hàng hóa hay sử dụng thẻ kho là một ý tưởng rất hay và hiệu quả đã được nhiều nơi áp dụng. Ngoài ra để hạn chế sai sót có thể xảy ra thì bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình quản lý và kiểm kho của công ty, doanh nghiệp.
III. Khó khăn của công việc quản lý kho đối với nhân viên kho
Không khó để tìm việc nhân viên kho tại Hà Nội, thành phố HCM hay các tỉnh thành khác trên khắp cả nước bởi công việc nhân viên kho không quá phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn vừa phải. Tuy nhiên để làm tốt công việc này thì bạn cần phải rèn luyện cho mình sự tập trung cao độ, cẩn thận và tỉ mỉ để tránh sai sót khi phải làm việc với khối lượng hàng hóa khổng lồ tại các kho hàng. Bên cạnh đó, khi đảm nhiệm công việc quản lý kho thì các nhân viên kho hàng còn phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, thử thách.
Khó khăn của công việc quản lý kho đối với nhân viên kho
1. Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa là một công đoạn hết sức vất vả và gây không ít trở ngại cho công việc của nhân viên kho. Mỗi một kho hàng lại có một đặc điểm riêng với mẫu mã, chủng loại, số lượng và giá thành hoàn toàn khác nhau. Để quản lý và rà soát thông tin cũng như sắp xếp từng sản phẩm theo đúng mã hàng là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt với các nhân viên kho Lazada, nhân viên kho Tiki hay nhân viên kho Điện máy xanh. Thêm vào đó, có những lĩnh vực thậm chí còn đòi hỏi sự am hiểu và kiến thức chuyên môn nhất định thì mới có thể hoàn thành được công việc mà nhân viên kho phụ tùng ô tô và nhân viên kho dược là ví dụ điển hình.
Một vấn đề nữa trong khâu kiểm tra hàng tại kho đó chính là kiểm tra hạn sử dụng và bảo quản hàng hóa. Rất nhiều nhân viên kho mắc sai lầm do quên mất lịch bảo dưỡng định kỳ cho máy móc và các trang thiết bị trong kho hoặc không thể kiểm soát hết hạn sử dụng của tất cả các hàng hóa, dẫn tới việc gây ra thiệt hại lớn cho công ty.
2. Đảm bảo định mức tồn kho
Nếu các thông tin và cơ sở dữ liệu được cập nhật trên hệ thống thiếu chính xác hoặc không kịp thời thì việc quản lý lưu chuyển hàng hóa trong kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn hoặc thậm chí có thể dẫn tới việc thanh lý hàng hóa chậm nếu số lượng hàng tồn kho thực tế vượt quá định mức cho phép. Do đó để tránh xảy ra sơ suất trong quá trình kiểm kê số lượng hàng nằm trong ngưỡng định mức tồn kho thì quy trình kiểm tra, báo cáo phải được đảm bảo tính chính xác, kịp thời và thống nhất giữa các bộ phận.
3. Tìm kiếm hàng hóa
Đối với những kho hàng có quy mô lớn thì việc tìm kiếm hàng hóa là vấn đề rất đau đầu của các nhân viên kho. Với khối lượng công việc đồ sộ và áp lực từKPI cho nhân viên kho thì việc tìm kiếm hàng hóa bằng sổ sách hay file excel đã không còn phù hợp nữa. Hiện nay, rất nhiều các kho hàng của các siêu thị, trung tâm thương mại đã áp dụng quét mã điện tử và đưa sơ đồ vị trí của các kệ hàng lên website quản lý. Khi nhân viên kho muốn tìm sản phẩm nào thì có thể gõ mã sản phẩm lên hệ thống để tìm ra chính xác vị trí đang được lưu trữ và đồng thời cập nhật được số lượng hàng tồn kho ngay lập tức, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm hàng hóa so với truyền thống.
4. Kiểm soát hoạt động của các nhân viên trong kho
Một kho hàng cần rất nhiều các nhân viên kho chịu trách nhiệm cho từng công đoạn quản lý và khu vực hàng hóa khác nhau để tránh sai sót trong quá trình làm việc. Điều này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro bởi khi xảy ra vấn đề thì các nhân viên kho có thể tìm cách đổ lỗi cho nhau. Cũng có không ít người do khối lượng công việc lớn mà lơ là, không tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định và lược bớt một số nhiệm vụ được giao trong khi quản lý kho lại quá bận rộn và không thể kiểm soát được hết mọi hành động của các nhân viên.
IV. Những điều cần tránh trong quản lý kho với nhân viên kho
Những điều cần tránh trong quản lý kho của nhân viên kho
1. Không xác định định mức tồn kho cần thiết
Như đã nói ở trên, việc duy trì lượng hàng tồn kho trong định mức tối thiểu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, đây được coi là ngưỡng an toàn và có thể chấp nhận được cho chi phí quản lý hàng tồn kho cũng như hạch toán doanh thu bán hàng định kỳ. Nếu bạn không thể xác định được định mức tồn kho cần thiết thì sẽ không thể kịp thời thanh lý hàng hóa hoặc đưa ra các chính sách khuyến mãi, giảm giá… để thu hồi vốn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể.
2. Hàng hóa trong kho không được sắp xếp, dán nhãn
Nếu các loại hàng hóa trong kho không được sắp xếp một cách ngăn nắp, khoa học và không được dán nhãn thì không chỉ gây lãng phí diện tích kho, phát sinh thêm các chi phí phụ để bảo quản hàng hóa mà còn gây khó khăn lớn cho nhân viên kho trong việc quản lý số lượng, mẫu mã, chủng loại của từng mặt hàng và mất thời gian tìm kiếm. Bên cạnh việc làm giảm năng suất lao động của nhân viên kho thì việc làm này còn gây tổn thất lớn cho chi phí quản lý của công ty.
3. Số liệu nhập kho, xuất kho không đầy đủ, đồng nhất
Mọi giai đoạn trong quy trình quản lý kho đều phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Một trong số những giai đoạn quan trọng nhất của quy trình này đó chính là nhập số liệu xuất, nhập kho trên hệ thống quản lý. Nếu số liệu không đầy đủ và đồng nhất với số lượng và mẫu mã trên thực tế thì các nhân viên kho phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ và các mã hàng từ đầu, vừa mất thời gian lại vừa tăng khối lượng công việc.
4. Kiểm kho không thường xuyên
Mặc dù hoạt động kiểm kho tốn rất nhiều thời gian và công sức cho các nhân viên kho nhưng nếu không được diễn ra thường xuyên thì hậu quả để lại là cực kỳ nghiêm trọng. Tình trạng hàng hóa bị hỏng hóc, thất lạc hoặc hết hạn sử dụng do không phát hiện kịp thời hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn thế nữa, việc kiểm kho định kỳ và thường xuyên còn giúp cho các nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
V. Mức lương nhân viên kho
Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và mức độ chuyên môn của quy trình quản lý kho mà mức lương nhân viên kho có thể dao động từ 5 đến 8 triệu đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp và công ty kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau cũng sẽ đưa ra chế độ đãi ngộ và phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tình hình công việc thực tế mà các nhân viên kho đảm nhận.
VI. Tuyển dụng nhân viên kho uy tín qua trang mangtuyendung
Được biết đến là một website tư vấn nghề nghiệp, tuyển dụng và nhân sự có uy tín hàng đầu trên thị trường, mangtuyendung luôn là địa chỉ tin cậy cho người lao động muốn ứng tuyển hoặc tìm định hướng cho công việc sau này của mình. Đối với công việc nhân viên kho thì chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý hữu ích cho bạn đọc.
-
Lazada tuyển dụng nhân viên kho Tại đây
-
Tuyển nhân viên kho tại Hà Nội Tại đây
-
Tuyển dụng nhân viên kho tại TpHCM Tại đây
-
Tuyển nhân viên kho tại Bắc Ninh Tại đây
-
Tuyển dụng quản lý kho Hà Nội Tại đây
Công việc nhân viên kho dù không đòi hỏi trình độ chuyên môn quá cao nhưng lại yêu cầu tính cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm với công việc. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hình dung rõ hơn nhân viên kho là làm gì và cần có những kỹ năng nào. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tư vấn nghề nghiệp tiếp theo của mangtuyendung!