Điện dân dụng hiện nay là nhu cầu thiết yếu của chúng ta trong cuộc sống. Vậy khái niệm điện dân dụng là gì? Tại sao điện dân dụng có sức ảnh hưởng lớn tới vậy. Cùng mangtuyendung tỉm hiểu các thông tin này trong bài viết sau đây nhé!
Với xu hướng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng bùng nổ, điện dân dụng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất của mỗi cá nhân, doanh nghiệp từ những khu công nghiệp của thành phố đến những miền xa xôi của tổ quốc. Nhờ đó, ngành điện dân dụng cũng dần trở thành một trong những ngành “hot” đối với nhiều người và nhiều trường. Vậy khái niệm điện dân dụng là gì, hiện nay triển vọng của ngành thiết bị điện dân dụng này thế nào ở Việt Nam đều là những câu hỏi mà đa số các bạn đang băn khoăn. Hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu và đưa ra nhận định qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Điện dân dụng là gì?
Không trong đời sống hàng ngày của chúng ta mà còn trong một loại những hệ thống lao động sản xuất, ngày nay, điện dân dụng là vật dụng quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu. Ngành điện dân dụng được hiểu là gì? Là một ngành nghề bao gồm việc sản xuất, lắp đặt tất cả các thiết bị máy móc, kỹ thuật liên quan đến điện và nó gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ điện dân dụng, các thiết bị có sử dụng điện ví dụ như: Đèn chiếu sáng, máy giặt, quạt, lò vi sóng, máy sấy, ti vi, tủ lạnh,…Đồng thời các đồ vật này cũng có thể được lắp đặt phục vụ cho các nhu cầu xây dựng nhà ở của mỗi cá nhân với những quy mô nhỏ hoặc lớn, với từng trường hợp khác nhau. Ở nước ta hiện nay, việc điện dân dụng hầu như đã được áp dụng và sử dụng rộng rãi trên cả nước là điều khá quen thuộc. Không những được sử dụng nhiều nơi ở chốn đô thị mà đồ điện dân dụng còn được đưa về các vùng nông thôn và miền núi với đa dạng thể loại. Nhiều vùng xa xôi, khu vực biên giới hay hải đảo cũng có những chính sách, chiến lược cụ thể để có thể cung cấp đầy đủ điện năng đến cho người dân nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Xem thêm: Năng lượng sinh khối là gì? Giải pháp xanh của tương lai
II. Vai trò ngành điện dân dụng đối với đời sống
Từ lâu nay thì đồ điện dân dụng đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Việc làm điện dân dụng có những vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt, trong lao động hay trong sản xuất tự động hóa và ngày càng được người dân đón nhận nhiệt tình.
Vai trò của ngành điện dân dụng đối với đời sống
– Nghề điện dân dụng có vai trò chính trong việc cung cấp và phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của mỗi người dân
– Nghề điện dân dụng còn góp phần vào trong quá trình thúc đẩy tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ xưa đến nay. Bên cạnh đó ngành này còn tăng thu nhập về kinh tế và thu lại nguồn lợi nhuận cao cho người lao động.
– Nghề điện dân dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, như một nhân tố quan trọng, quyết định trong công cuộc xây dựng một cuộc sống phát triển, hiện đại và ấm êm của người dân. Nếu thiếu điện thì tất cả các thiết bị điện, từ thiết bị điện tử, các đồ dùng, sinh hoạt hay đến các công trình thi công, các nhà máy xí nghiệp sẽ không hoạt động được, tạo ra nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Xem thêm: Bưu chính viễn thông là gì? Cơ hội việc làm có rộng mở trong tương lai
III. Mô tả nghề điện dân dụng hiện nay
1. Các loại đồ điện dân dụng gồm những gì?
Trên thị trường ngày này, thông thường chúng ta rất dễ để thấy được có vô số đồ điện dân dụng được mọi người sử dụng. Những đồ dùng về điện đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Mọi người đều có thể tìm hiểu và biết đến với một số thiết bị như sau:
• Trang thiết bị được dùng trong văn phòng: Máy hủy giấy tờ, máy in, máy vi tính, máy huỷ tài liệu, máy lọc không khí, máy fax…
• Các thiết bị trong lĩnh vực giải trí: LCD và DVD, đầu đĩa, micro, tivi, máy quay phim, máy ảnh,….
• Các thiết bị về chiếu sáng: Đèn điện, đèn bàn, đèn pin, đèn trần….
• Các thiết bị được sử dụng trong nhà bếp như lò nướng, bếp từ,bếp điện, máy hút mùi hoặc các thiết bị chạy bằng than, khí đốt, máy xay sinh tố, tủ lạnh, lò vi sóng,.. Và rất nhiều các thiết bị liên quan khác phục vụ cho nhu cầu của con người.
2. Công việc của thợ điện dân dụng
Nếu như một nhân viên văn phòng sẽ phải thực hiện các công việc liên quan đến xử lý văn bản và giấy tờ hay nhân viên kỹ thuật sẽ chuyên về sửa chữa và phục hồi máy móc, công nghệ thì đối với nghề điện dân dụng, những người theo ngành này sẽ phải làm những công việc cụ thể. Những công việc chính của nghề điện dân dụng có thể làm được chia thành 7 công việc bao gồm:
1. Tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện và lắp đặt các thiết bị khác, nó có thể bao gồm những phần công việc như là sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các loại máy phát điện ví dụ như máy phát điện một pha, sửa chữa các hệ thống mạch tự động, dây điện chạy trong các máy móc và thiết bị hàng ngày,…
2. Thực hiện các công việc liên quan đến vận hành động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách lắp đặt, bảo trì các bộ phận, đầu dây, di chuyển để tạo chiều quay cho động cơ hay điều chỉnh cho động cơ xoay chiều đảo đầu một cách thuận lợi mà không gặp những trục trặc hay bất lợi gì.
3. Tiến hành sửa lại hệ thống các đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi dây điện, lắp dây mới, lập các công tắc, cầu nối và các bảng điện điều khiển lắp đặt các hệ thống ống luồn, xây dựng và thiết kế các ổ cắm; Phục vụ người dân lắp đặt, sửa chữa các đường dây xung quanh khu vực sinh sống và hệ thống đèn cao áp, đèn chiếu sáng, đường dây điện tại những ngõ, ngách trên địa bàn theo yêu cầu của người dân,…
4. Tu sửa thường xuyên những đồ điện gia dụng thông thường hàng ngày như là: Bếp điện, bếp từ, quạt, quạt trần, đèn, điều hòa, máy giặt, lò vi sóng, máy bơm, bàn ủi, tivi, bình nước nóng. Các thiết bị điện dân dụng dùng trong cuộc sống hàng ngày,…
5. Phục vụ và chịu trách nhiệm về việc lắp đặt hệ thống các thiết bị điều khiển và chuông cảnh báo, tiến hành công việc lắp các mạch điện và đường dây phun nước để có thể xử lý kịp thời cho việc báo cháy, ngoài ra còn lắp các thiết bị chiếu sáng tự động, chống trộm hay các loại khóa cửa,…
6. Điều chỉnh, giám sát các hoạt động hàng ngày của các máy biến áp trong trạm biến áp: Có thể lắp mạch, thêm dây, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.
7. Hơn nữa bạn cũng có thể thực hiện những phần công việc liên quan trong nghề điện dân dụng là gì? Đó là những việc như tiến hành đục kim loại, sử dụng thành thạo máy khoan, mài, cưa, cắt, hàn, nối, gắn một số dụng cụ kim loại như hàn thiếc, uốn ống , tạo ren, chỉnh ren…
Trên đây là miêu tả chi tiết 7 công việc chính một thợ sửa chữa điện có thể tham gia. Tuy nhiên không chỉ nghề nghiệp của họ luôn được bó buộc trong những nội dung trên mà còn có thể sáng tạo để thực hiện những công việc khác. Họ có thể đảm bảo về các biện pháp tìm kiếm việc làm an toàn và hiệu quả, ngoài ra thì quản lý công việc, thời gian, sử dụng hợp lý đều trở thành những nguồn năng lượng hàng ngày cho công việc được thông suốt và tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới chỉ bắt tay vào nghề, bạn có thể lựa chọn cho mình các công việc đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Những công việc mang tính chất chuyên môn và phức tạp hơn thường dành cho những người đã có kinh nghiệm lâu trong nghề, hoặc họ đã làm công việc này trong rất nhiều năm.
3. Điều kiện làm việc của thợ điện dân dụng
Khi các bạn nghe đến tên thợ điện dân dụng thì có lẽ các bạn ít nhiều cũng 1 lần cần đến những con người này bởi đây là ngành nghề quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như bây giờ. Khi các bạn đi ngoài đường hay tại nhà hàng hoặc chính ngôi nhà của mình cũng dễ dàng bắt gặp được những hình ảnh đẹp của các anh thợ điện dân dụng đang miệt mài sửa chữa và chính trên thực tế thì môi trường cũng như điều kiện làm việc của những người làm trong nghề này có thể nói là vô cùng đa dạng. Tuy nhiên thì những điều kiện làm việc cụ thể cũng còn phụ thuộc vào đặc điểm đặc trưng cũng như tính chất của công việc, có thể tham khảo thông tin dưới đây:
– Làm việc trong nhà hoặc ngoài trời
– Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nắng nóng, ẩm thấp
– Thợ sửa điện phải đi quãng đường dài khác nhau đến nơi làm việc
– Làm việc 40 giờ tiêu chuẩn và làm thêm giờ
– Làm việc vào ban đêm, cuối tuần. Các công ty sửa chữa điện thường có ba ca thợ điện
– Làm công việc mang tính lưu động.
– Làm việc trên cao.
– Làm việc gần những khu vực có cường độ điện gây nguy hiểm như ổ điện, hộp điện, cột điện hay trạm biến áp.
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng
Những người mà làm nghề điện dân dụng sẽ phải có các kỹ năng và kiến thức liên quan khá tốt, bên cạnh đó có những yêu cầu riêng biệt tuyển dụng của nghề này bạn có thể quan tâm đến như sau:
– Người làm nghề điện dân dụng phải có các kiến thức hiểu biết cơ bản về các cách sử dụng điện, các kĩ thuật điện và nắm bắt được các kỹ năng đơn giản khi sử dụng nghề điện dân dụng là gì? Từ đó có thể áp dụng các kiến thức cần thiết để đạt được mục đích là sử dụng linh hoạt và hiệu quả điện nói chung và thiết bị điện dân dụng nói riêng. Các kỹ năng trong khi làm về điện dân dụng là gì? Đó bao gồm sự đo lường, tính toán, sửa chữa, lắp đặt mạng điện, hệ thống điện và các thiết bị điện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
– Bên cạnh đó họ cần phải có thái độ nhiệt tình, chăm chỉ, cẩn thận trong mọi tình huống, luôn có niềm đam mê và yêu thích đối với công việc, thực hiện và đáp ứng đầy đủ những yếu tố về an toàn lao động trong khi làm việc; làm việc một cách khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác đến từng cm.
– Là người có đầy đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh liên quan tim mạch, huyết áp hay những bệnh hiểm nghèo và không bị một trong các bệnh sau: lao phổi, yếu tim, bệnh về xương khớp, thần kinh, , điếc, run tay, loạn thị,…Những người lựa chọn làm nghề điện thì cũng không được sợ độ cao để có thể làm công việc trong mọi địa hình một cách thuận tiện nhất.
– Không chỉ vậy cần có các kỹ năng chăm chỉ làm việc, cần cù, chịu khó, ham học hỏi từ cấp trên và mọi người xung quanh, có những thao tác xử lý nhạy bén các tình huống, có óc quan sát, tỉ mỉ, chịu khó đào sâu và tìm hiểu đến mọi khía cạnh của vấn đề. Những trường hợp sáng tạo phát minh ra nhiều ý tưởng hay, hợp lý và độc đáo cũng có thể được khen thưởng, tăng lương và trọng dụng.
Xem thêm: Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Điều gì khiến ngành học này được thu hút đến vậy
IV. Triển vọng phát triển của ngành điện dân dụng
1. Triển vọng nghề nghiệp những năm gần đây
Như đã nhắc đến ở trên, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự tân tiến của xã hội lẫn nhu cầu ngày càng cao của con người, sự ưu ái trong công cuộc thúc đẩy ngành điện phát triển của nhà nước kéo theo làn sóng gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển nguồn lao động lớn cho ngành điện – điện dân dụng trong các cơ sở sản xuất lớn nhỏ, doanh nghiệp và các công ty lớn, nhỏ.
Sẽ không quá khi cho rằng, điện dân dụng đang đóng vai trò hàng đầu trong từng quá trình, từng cơ sở sản xuất, từ các doanh nghiệp quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Điều này cho thấy hiện tại rằng những phát triển về nghề điện dân dụng đang mở ra một “ bầu trời cơ hội việc làm” cho những sinh viên hay học viên theo học, được đào tạo trong những môi trường thuận lợi dù là đại học, cao đẳng hay thậm chí những môi trường nhỏ hơn đó là các cơ sở đào tạo nghề.
Thực tế cho thấy rằng, ngành điện dân dụng là một “nghề” thực hành là chính, chuyên biệt về kỹ thuật. Bên cạnh việc am hiểu sâu về lý thuyết vận hàng, lắp ráp, sửa chữa … học viên bắt buộc phải tham gia “hành” quá trình này một cách nghiêm túc để tránh việc “lý thuyết suông” để phân biệt với những ngành lý luận. Đáp ứng được nhu cầu này của môn học, các trường có những cơ sở riêng để thúc đẩy học viên học tập từ những năm đầu được đào tạo. Chưa hết, rất nhiều cơ sở sản xuất trong và ngoài nước đã sẵn sàng nhận những học viên, sinh viên đang theo học tại những trường cao đẳng, đại học, trường nghề sau khi tốt nghiệp sẽ vào làm tại những cơ sở của mình coi như một khóa học thực tập chính thức về chuyên môn, thậm chí còn được trả lương đúng với năng lực như những nhân viên thông thường nếu sinh viên đó đáp ứng tốt được những nhu cầu của cơ sở. Rõ ràng, đó là một “động thái” cực kỳ tươi sáng cho ngành điện dân dụng ở Việt Nam và nó còn đảm bảo nguồn việc làm cho thị trường lao động của chúng ta trong thời buổi “kinh tế thị trường” như hiện nay.
2. Mức lương của kỹ sư điện
Thu nhập của những nhân viên liên quan đến ngành điện nói chung, thiết bị điện dân dụng nói riêng không hề thấp so với mặt bằng chung bởi lẽ, một phần như đã nói ở trên thì đa số học viên, sinh viên đã được “thực tập” đào tạo, thực hành về kỹ năng và tư duy rất nhiều trong môi trường bên trong trường học lẫn bên ngoài các cơ sở sản xuất. Trong khi một số ngành hiện nay ở Việt Nam có xu hướng chững lại vì số lượng các bạn trẻ đăng ký quá đông đúc hoặc nhà nước đang có những chính sách “cắt giảm “ vì mục tiêu cụ thể trong tương lai gần, cũng như xa của đất nước thì về ngành điện, điện dân dụng luôn được “săn đón” nhiệt tình vì triển vọng phát triển lớn.
Mức lương trung bình của kỹ sư điện, nhân viên điện lắp đặt mới ra trường dao động trên 5.5 triệu đồng/tháng. Với những nhân viên có kỹ năng chuyên môn ở mức độ trung bình, có một chút kinh nghiệm được rèn luyện trong trường từ đó có cơ sở trong thời gian thực tập thì có thể đạt tới mức lương từ 7 đến 9 triệu đồng mỗi tháng là điều không hề khó. Một số doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra mức lương trên 12 triệu đồng mỗi tháng dành cho những nhân viên có trình độ chuyên môn cao như công nhân viên chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Đối với những công nhân viên có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt, mức lương này có thể đạt đến trên 20 triệu đồng. Con số này ngày một tăng lên nếu như kinh nghiệm, tay nghề và tư duy của nhân viên tốt hơn nữa.
Đấy là chưa kể đến có rất nhiều trường, cơ sở nghề liên kết với những doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở ở Nhật Bản thậm chí Châu Âu, những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu tuyển dụng kỹ sư điện chuyên nghiệp đi nước ngoài. Đây là điều kiện tốt để các bạn học viên mở rộng tay nghề, kinh nghiệm học hỏi ở nước bạn cũng như kiếm về cho mình mức lương vượt trên mong đợi.
Bạn có thể thấy được rõ ràng, tiềm lực, triển vọng phát triển của ngành điện, thiết bị điện dân dụng ở Việt nam hiện nay là cực kỳ tươi sáng và rộng mở. Nó tạo ra điều kiện và cơ hội việc làm lớn để giải quyết vấn nạn người trẻ thất nghiệp đang tồn đọng trong xã hội Việt Nam đồng thời đánh tan nỗi lo của nhiều sĩ tử, gia đình nên cho con học ngành gì hay lĩnh vực gì để có thể phù hợp về cả khả năng lẫn tri thức của con em mình và đảm bảo nguồn tài chính.
Xem thêm: Kỹ thuật cơ điện tử là gì? Điều gì khiến ngành học này được thu hút đến vậy
V. Tại sao phải học nghề điện dân dụng
Thay vì lựa chọn những công việc không phù hợp với bản thân, nếu bạn có đam mê và yêu thích nghề liên quan đến các thiết bị dân dụng này bạn có thể đưa ra đủ các lý do để chọn nó. mangtuyendung.vn có thể giúp bạn các kiếm những lý do thông qua những lợi thế to lớn từ ngành điện dân dụng làm cho bạn có thêm kiến thức và các sự lựa chọn đúng đắn đối với bản thân mình hơn.
1. Không bị nỗi ám ảnh về thất nghiệp
Thời điểm ra trường là khi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo của bản thân mình và nỗi ám ảnh lớn nhất có lẽ đó là vấn về thất nghiệp. Trong thời buổi kinh tế ngày càng hiện đại, phát triển như hiện nay, nhu cầu của cuộc sống ngày một tăng cao, điện là yếu tố then chốt đặc biệt không thể thiếu của mọi gia đình, mọi cơ sở, mọi công trường, mọi nơi làm việc. Do đó, nhu cầu về sửa chữa điện cũng như thiết bị điện luôn là một trong những nhu cầu quan trọng và rất cấp bách của mọi người. Nếu bạn lựa chọn theo học ngành này chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải băn khoăn hay suy nghĩ xem là mình sẽ làm tại đâu, làm tại vị trí nào, tất nhiên bạn có rất nhiều môi trường làm việc khác nhau cho bạn lựa chọn để có thể làm công việc này.
Ngoài ra không chỉ là công việc sửa chữa điện tại nhà mà nghề này nếu bạn có kiến thức và kỹ năng sâu rộng thì có thể sửa chữa bảo dưỡng điện tử công nghiệp trở thành các kỹ sư đứng đầu. Bạn có thể nghiên cứu thêm về điện tử viễn thông, hay vấn đề liên quan đến công nghệ 4.0, cơ điện tử, điện công nghiệp,… đây đều là các ngành nghề về điện không chỉ trong nước mà ngoài nước đang cần rất nhiều.
2. Đây là nghề ổn định, mang tính lâu dài
Bạn có thể dễ dàng thấy được công việc của những người thợ điện dân dụng là gì? Nó tương đối ổn định và không mang tính thời vụ như đối với một số nghề sửa chữa khác. Nếu những người sửa chữa điều hòa chỉ có thể đắt hàng vào mùa hè hoặc mùa đông thì những người lắp đặt điện dân dụng cũng như các thiết bị điện có thể làm công việc này quanh năm không sợ thiếu việc làm. Vì vậy nó mang tính chất ổn định.
Lý do nên học ngành nghề điện dân dụng
Với nghề thợ sửa điện dân dụng thì lượng khách hàng luôn có nhu cầu nhất định để họ thực hiện công việc của mình quanh năm với lượng khách hàng tương đối lớn và mở rộng. Mọi người có chắc rằng những nhà máy xí nghiệp hàng năm không có sự hỏng hóc về điện, các thiết bị điện trong gia đình hàng năm luôn trong trạng thái hoạt động tốt? Chắc chắn không ai có thể đảm bảo được điều này cả. Vì vậy đây là công việc mang tính chất lâu dài và ngày càng mở rộng. Cơ hội việc làm không chỉ dừng lại ở điện dân dụng mà bạn còn có thể tìm việc cho mình với những công việc phù hợp với chuyên môn ngành điện.
Tuy nhiên để làm được điều đó thì bạn cần phải trau dồi thêm những kỹ năng riêng và có thêm sự học hỏi những kiến thức của bản thân. Muốn có một công việc lâu dài bạn cũng cần chăm chỉ rèn luyện, và mang trong mình tính kiên trì. Nếu nghề sửa chữa điện thoại yêu cầu những người kỹ thuật luôn phải tinh mắt, khéo léo và có tay nghề cao thì trong nghề điện rất cần đến sự kiên trì, chính xác và tỉ mỉ.
3. Nghề sửa chữa điện dân dụng đơn giản, dễ làm
Với đa số ý kiến cho rằng nghề sửa chữa điện dân dụng là một trong những ngành luôn đòi hỏi các kỹ năng của bản thân nhiều hơn, tuy vậy đây cũng là một ngành tương đối dễ học, dễ tìm chỗ học và dễ làm đối với những người mới chập chững theo con đường này. Các kỹ thuật chuyên môn mà người thợ sử dụng luôn được cập nhật và thực hiện theo các nguyên tắc, nguyên lý chung và hầu như các thao tác đó rất ít khi bị thay đổi. Do vậy khi mới bước vào nghề bạn có thể nắm chắc kiến thức cho mỗi một công việc cụ thể và sau đó áp dụng nó trong những lần sau. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn chỉ cần học một lần mà có thể làm lâu mãi mãi. Đối với những ngành nghề khác, bạn chỉ áp dụng trong một số môi trường nhất định, nhưng đối với ngành điện dân dụng thì mang đặc trưng riêng. Dù bạn đang ở bất cứ đâu, khi bạn không có gì để kiếm sống, bạn vẫn có thể dựa vào tay nghề của mình với nghề sửa chữa điện dân dụng để nuôi lớn bản thân mình ngày càng tốt hơn, trưởng thành hơn. Bởi vì trong bất kỳ một môi trường sống nào, trong nước hay ngoài nước thì ngành này cũng có thể được sử dụng.
Xem thêm: M&e là gì? Kỹ năng cần thiết để thăng tiến nhanh trong công việc m&e
VI. Kết luận
Hi vọng với những thông tin hữu ích bên mình cung cấp cho các bạn độc giả sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về ngành điện nói chung, và khái điện, điện dân dụng là gì nói riêng và mong rằng sẽ hỗ trợ phần nào đó giúp bạn tìm được một công việc yêu thích, phù hợp với khả năng và tài chính của bản thân.