Tiềm năng cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật hàng không như thế nào? Những trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không? Những công việc hấp dẫn dành cho sinh viên ngành kỹ thuật hàng không là gì? Hãy cùng mangtuyendung.vn đi tìm hiểu nhé.
Với xu thế ngành du lịch ngày càng phát triển nên đã tạo điều kiện cho ngành hàng không của Việt Nam phát triển như vũ bão, tạo cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Nổi bật trong số đó phải kể đến ngành kỹ thuật hàng không với vô số những điều đặc biệt về ngành nghề này. Vậy ngành kỹ thuật hàng không là gì? Tiềm năng việc làm của ngành hàng không như thế nào? Bạn cần chuẩn bị những gì để có thể theo học được ngành kỹ thuật hàng không? Hãy cùng mangtuyendung.vn đi giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Những tiềm năng tuyệt vời cho việc làm kỹ thuật hàng không tại nước ta.
Những tiềm năng tuyệt vời cho việc làm kỹ thuật hàng không tại nước ta
Ngành hàng không nói chung được xem là một trong những ngành dịch vụ mới ở nước ta nên những công việc trong ngành này vẫn tương đối mới mẻ mà đặc biệt phải nói đến ngành kỹ thuật hàng không. Không phải những năm gần đây ngành kỹ thuật hàng không mới xuất hiện mà ngành kỹ thuật hàng không đã bắt đầu được khai phá và đưa vào chương trình giảng dạy từ thế kỷ 19 rồi. Tuy nhiên, nếu so với các ngành kỹ sư khác thì ngành hàng không vẫn được xem là ngành có tuổi đời trẻ nhất. Vậy ngành kỹ thuật hàng không là gì?
Ngành kỹ thuật hàng không có tên gọi tiếng anh là aerospace engineering để chỉ công việc thực hiện các công tác kỹ thuật chuyên biệt liên quan đến máy bay, tên lửa,… và các thiết bị máy bay trên trời khác. Theo như đánh giá của hiệp hội hàng không quốc tế thì Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng ngành hàng không thuộc top nhanh nhất khu vực châu Á. Với rất nhiều năm hình thành cũng như phát triển thì hiện nay, Việt Nam đang có 5 hãng hàng không máy bay lớn là Vietnam Airline, Jetstar Airline, Vietjet Airline, Bamboo Airway và Vasco.
Hiện nay, Việt Nam cũng sở hữu rất nhiều sân máy bay lớn nhỏ khác nhau với 22 sân bay quốc tế với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thông minh như sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng và sân bay Vân Đồn. Theo những dự báo định hướng trong tương lai của ngành hàng không thì Việt Nam sẽ phấn đấu mở thêm 10 đường bay quốc tế kết nối với nhiều quốc gia trên thế giới hơn và hiện đại hóa hệ thống sân bay trên cả nước.
Với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của ngành hàng không trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngành hàng không vũ trụ trong đó có ngành kỹ thuật hàng không. Qua đây ta có thể thấy cơ hội việc làm của ngành hàng không nói chung và ngành kỹ thuật hàng không nói riêng là vô cùng rộng mở.
Xem thêm: Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì? Ngành kỹ thuật thời 4.0
II. Trọn bộ thông tin bạn nên biết về ngành Kỹ thuật hàng không
Trọn bộ thông tin bạn nên biết về ngành Kỹ thuật hàng không
Ngành kỹ thuật hàng không chính là ngành chuyên đào tạo ra các kỹ sư hàng không có năng lực và trình độ chuyên môn để có thể thực hiện các công việc liên quan đến hàng không vũ trụ, các thiết bị bay, máy bay,… như sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết kế và vận hành các thiết bị hàng không như máy bay, khai thác các tính năng của máy bay,… Ngoài ra, ngành kỹ thuật hàng không còn bao gồm các nhóm phục vụ hoạt động bay như thủy khí, cơ khí, khí động lực, động cơ sức đẩy và các trang thiết bị mặt đất.
Hiện nay, ngành kỹ thuật hàng không được phân chia ra làm 2 mảng riêng biệt, đó là:
– Kỹ thuật hàng không dân dụng: là chuyên ngành nghiên cứu sâu đến các vấn đề có liên quan đến ngành hàng không mặt đất như thiết kế máy bay, chế tạo máy bay, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống máy bay,… các thiết bị hàng không hoạt động trong phạm vi khí quyển trái đất như máy bay dân dụng, máy bay chở khách, máy bay quân sự,…
– Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Là chuyên ngành chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các thiết bị bay ngoài vũ trụ như vệ tinh, tàu du hành vũ trụ, tên lửa,…
Ngành hàng không vũ trị hiện tại đào tạo chương trình cử nhân với thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm, sau đó sinh viên có thể tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ hay trở thành nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, hình thức đào tạo của ngành kỹ thuật hàng không tương đối truyền thống với các bài học lý thuyết và các bài kiểm tra đánh giá kết thúc môn học. Còn riêng đối với các môn thực hành thì sinh viên sẽ trực tiếp thực hiện các thao tác dưới sự giám sát của giảng viên hay các kỹ thuật viên hàng không.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật hàng không thì sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để phục vụ cho quá trình làm việc sau này như khả năng sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị hàng không, nghiên cứu và phát triển các tính năng mới và chế tạo các thiết bị hàng không. Ngoài ra, sinh viên ngành kỹ thuật hàng không cũng được trang bị các kỹ năng chuyên ngành quan trọng nhằm phục vụ cho quá trình làm việc như kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo,… và rèn luyện các kỹ năng mềm cũng như khả năng tư duy sáng tạo.
Xem thêm: Hỏi và đáp về ngành cơ kỹ thuật? Thi khối nào, học ở đâu?
III. Mã ngành, và khối thi xét tuyển trung học phổ thông quốc gia
– Khối A01: Toán, Lý, Hóa
– Khối A02: Toán, Lý, Sinh
– Khối D07: Toán, Hóa, Anh
– Khối D90: Toán, Anh, tổ hợp khoa học tự nhiên
Ngoài các kiến thức thi tuyển thì bạn cần đảm bảo mình có lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt đặc biệt là những ai muốn nộp hồ sơ vào các trường thuộc quân đội nhân dân như Học viện Phòng không Không quân.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật hình ảnh y học là gì? Cơ hội đầy triển vọng trong tương lai
IV. Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không
Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không
Bởi vì ngành kỹ thuật hàng không là một trong những ngành rất hot trong một vài năm trở lại đây nên nguồn nhân lực vẫn còn khan hiếm. Dưới đây chính là những vị trí công việc mà sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng không mà bạn có thể làm:
– Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước
– Làm công việc vận hành tại các công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không
– Nghiên cứu công nghệ, dịch vụ, vật liệu cho các thiết bị hàng không
– Làm chuyên viên bảo dưỡng hàng không và đảm bảo công việc chuyên kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ máy bay.
Hiện nay, mức lương của nhân viên bảo trì máy bay có thể dao động từ 2000 đến 4000$ tại các hãng hàng không toàn cầu.
Xem thêm: Giải mã sức hút ngành kỹ thuật phần mềm trong mùa tuyển sinh
V. Ngành kỹ thuật hàng không nên chọn trường học nào?
Hiện tại, trên cả nước có 5 trường đại học chuyên đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không được đánh giá cao bởi chất lượng đào tạo cũng như chương trình đào tạo:
– Học viện hàng không: đây là trường đại học duy nhất tại Việt Nam chuyên đào tạo chuyên sâu, đa dạng các ngành nghề về hàng không như quản lý hoạt động bay, tiếp viên hàng không,… Riêng đối với ngành kỹ thuật hàng không thì mức điểm sàn của trường sẽ dao động trong khoảng từ 19 đến 23 điểm, có sự thay đổi qua các năm.
Học viện Hàng không Việt Nam
– Học viện Phòng không Không quân: Đây là trường đại học trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam và đào tạo cử nhân ngành kỹ thuật hàng không không mất phí, được sắp xếp việc làm ngay khi ra trường. Tuy nhiên, trường chỉ tuyển nam với mức điểm sàn linh động, thay đổi tùy theo từng năm.
Học viện Phòng không Không quân
– Đại học Bách khoa Hà Nội
– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia TPHCM
Xem thêm: Ngành vật lý kỹ thuật là gì? Sức hot trong mùa tuyển sinh mới
VI. Chương trình đào tạo và kiến thức cần đạt được
1. Khối kiến thức chung
– Hiểu và nắm rõ đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập và nghiên cứu các môn Tư tưởng và Đường lối. Ngoài ra, cần nắm được các kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua các môn khoa học chính trị.
– Hiểu về lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng an ninh, nắm cơ bản về năng lực chiến đấu qua học phần giáo dục quốc phòng an ninh.
– Khả năng sử dụng tiếng anh cơ bản, hiểu được các ý chính trong các cuộc hội thoại, văn bản bằng tiếng anh, hiểu được các khái niệm chuyên ngành quan trọng bằng tiếng anh.
2. Khối kiến thức các bộ môn toán và khoa học tự nhiên cơ bản
Sinh viên ngành kỹ thuật hàng không sẽ được ôn lại các kiến thức toán, lý, hóa, xác suất thống kê; hiểu được cách tính toán cơ bản để áp dụng vào quá trình làm việc sau này. Ngoài ra, sinh viên ngành kỹ thuật hàng không phải học tập, nghiên cứu và làm các bài kiểm tra theo mức độ đạt và không đạt.
Khối kiến thức này chủ yếu về các môn học toán học, vật lý, đại số giải tích, kỹ thuật tin học, xác suất thống kê. Đây sẽ là các kiến thức nền tảng phục vụ cho việc học chuyên ngành sau này.
3. Khối kiến thức các môn chuyên ngành
Khối kiến thức các môn chuyên ngành
– Nhập môn Kỹ thuật cơ khí Động lực
– Kỹ thuật thủy khí
– Đồ họa kỹ thuật II
– Cơ học kỹ thuật I
– Cơ học kỹ thuật II
– Sức bền vật liệu
– Nguyên lý máy
– Chi tiết máy
– Đồ án chi tiết máy
– Dung sai và kỹ thuật đo
– Kỹ thuật nhiệt
– Kỹ thuật điện
– Kỹ thuật điện tử
– Vật liệu hàng không
– Khí động lực học cơ bản
– Các hệ thống trên máy bay I
– Động cơ hàng không I
– Kết cấu máy bay
– Tiếng anh chuyên ngành Kỹ thuật hàng không
– Luật Hàng không dân dụng
4. Các môn học theo định hướng ứng dụng chuyên sâu và KLTN
Dưới đây là hệ thống các môn học theo định hướng ứng dụng chuyên sâu của chuyên ngành kỹ thuật hàng không:
– Các hệ thống trên máy bay II
– Yếu tố con người
– Cánh quạt máy bay
– Kiểm tra và bảo dưỡng máy bay
– Kỹ thuật điện – điện tử trên máy bay
– Cơ học vật bay
– Cơ học phá hủy
5. Các kỹ năng chuyên sinh viên cần có
Các kỹ năng sinh viên cần có
– Khả năng trực tiếp sửa chữa các thiết bị bay, máy bay, tàu hàng không vũ trụ
– Kỹ năng làm việc nhóm trong công tác sửa chữa các thiết bị bay, máy bay, tàu hàng không vũ trụ
– Kỹ năng thiết kế máy bay và sử dụng các phần mềm chuyên ngành đặc biệt
– Có đạo đức, thái độ làm việc chuyên nghiệp, đúng đắn, đảm bảo an toàn cho các thiết bị bay
– Khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống cấp bách
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
VII. Những công việc hấp dẫn dành cho sinh viên kỹ thuật hàng không
Những công việc hấp dẫn dành cho sinh viên kỹ thuật hàng không
– Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước
– Làm công việc vận hành tại các công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không
– Nghiên cứu công nghệ, dịch vụ, vật liệu cho các thiết bị hàng không
– Làm chuyên viên bảo dưỡng hàng không và đảm bảo công việc chuyên kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ máy bay.
– Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề hàng không và kỹ thuật hàng không, khí động học tại các công ty thiết bị bay
– Giảng viên giảng dạy tại các chuyên ngành đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không.
Xem thêm: Mẫu mô tả công việc của vị trí giám đốc kỹ thuật là gì?
VIII. Kết luận
Với bài viết này thì mangtuyendung.vn đã cung cấp những thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật hàng không như ngành kỹ thuật hàng không là gì, tiềm năng cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật hàng không như nào, những trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không, những công việc hấp dẫn dành cho sinh viên ngành kỹ thuật hàng không là gì,… Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin cần thiết nhất cho những ai đang muốn tìm hiểu về ngành kỹ thuật hàng không.