Chất lượng môi trường đang trong tình trạng đáng báo động và ngày càng có nhiều hoạt động liên quan đến việc cải thiện điều nay. Trong đó phải kể đến mô hình 3R với những tác động vô cùng tích cực.
Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao từ thực phẩm đến điều kiện sống xung quanh, trong đó có chất lượng không khí. So với trước đây, con người ngày càng có ý thức về ô nhiễm môi trường cũng như hậu quả của nó mà con người phải chịu như biến đổi khí hậu, lũ lụt, thiên tai hay thủng tầng ozon. Nhận biết được sự có hạn của tài nguyên thiên nhiên, con người cần bắt tay làm điều gì đó để bảo vệ môi trường, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất chính là thực hiện mô hình 3R, vậy chiến dịch này là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. 3R là gì?
Trong thực tế, việc phát triển bền vững chính là sự kết hợp của một thể thống nhất từ kinh tế, xã hội đến môi trường. Con người sẽ không thể bỏ lại bất cứ mục tiêu nào hay nói đúng hơn thì sự phát triển của bất cứ mục tiêu nào trong 3 tiêu chí trên phải có sự đi lên đồng đều, thay vì một tăng một giảm,… Đây cũng là lý do vì sao sự ra đời của mô hình 3R lại được xem là một biện pháp vô cùng ý nghĩa và hiệu quả cho hoạt động bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp và tiết kiệm hơn.
Mô hình 3R là gì?
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại mà chất lượng môi trường càng đi xuống cũng là lúc chúng ta thấy được những tác động mạnh mẽ của chất lượng môi trường với con người. Khái niệm 3R là gì được viết tắt từ 3 từ sau Reduce – Reuse – Recycle – tức tiết giảm – tái sử dụng – tái chế là một chiến dịch hay biện pháp hướng đến mục đích chính là con người sẽ có ý thức hơn trong công việc bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.
Mô hình 3R hoạt động như một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại với sự liên kết vô cùng chặt chẽ và theo một tình tự nhất định. Cụ thể hơn là khi phân tích ý nghĩa của các từ trên trong tiếng Anh để thấy được tầm quan trọng khi áp dụng biện pháp 3R vào Việt Nam cũng như từng khu vực.
Reduce – Tiết giảm được hiểu là giảm thiểu tối đa các loại rác thải ra môi trường bên ngoài với các hoạt động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hay chất thải từ nhà máy sản xuất,… Nói cách khác thì thay vì thải một lượng lớn chất lớn các loại rác thải ra môi trường bên ngoài, ta nên sản xuất và sử dụng những loại sản phẩm có tuổi thọ lâu đời và chất lượng hơn. Số lượng sản phẩm được tạo ra phải nhiều hơn so với số lượng rác thải và phế thải để giảm tải áp lực lên môi trường.
Reuse – Tái sử dụng là một hình thức sử dụng một sản phẩm và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của nó thay vì đổi và mua mới liên tục. Thay vì liên tục đổi mới sản phẩm thì bạn nên chọn cho bản thân những sản phẩm phù hợp nhất, duy trì một lối sống tích cực bằng cách tiết kiệm và sử dụng đồ sẵn có một cách lâu nhất. Vì vậy mà việc tái sử dụng không chỉ giúp tận dụng được tối đa giá trị của sản phẩm mà còn tiết kiệm được ngân sách cho việc đầu tư.
Recycle – Tái chế là việc tái chế các loại rác thải, sản xuất lại dựa vào nguyên liệu là các loại phế thải nhằm tạo ra các sản phẩm mới mà còn có thể sử dụng lạ được chúng. Việc này vô cùng có ích nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu cho hoạt động tái sử dụng, lại tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng khác. Đồng thời cũng ngắn việc sử dụng một cách lãng phí các loại tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường cũng giống như con người, chúng không thể thoát khỏi vòng luân hồi sinh lão bệnh tử vì vậy, đây là lúc con người nên áp dụng biện pháp 3R. Các biện pháp này được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà tư vấn môi trường để bảo vệ môi trường cũng như gia tăng thêm quá trình sống của nó.
Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính và những ảnh hưởng khó lường của nó với nhân loại
II. Lợi ích mà biện pháp 3R mang lại cho môi trường
Biện pháp 3R được xem là một trong những biện pháp đại diện cho hành động ý thức của con người nhằm ý nghĩa bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững, toàn diện trên toàn thế giới. Vậy có thể thấy mô hình 3R ra đời mang đến nhiều lợi ích cho con người từ cá nhân đến doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, xử lý rác thải và đặc biệt là môi trường.
Lợi ích mà biện pháp 3R mang lại cho môi trường
Với cá nhân, mô hình 3R giúp nâng cao được nhận thức và vai trò của mỗi cá nhân trong công việc chung của toàn xã hội hay như một vai trò quan trọng trong bộ máy tạo ra một sản phẩm chung. Bên cạnh đó, tiết kiệm được một lượng lớn tiền và nguồn lực cho việc hạn chế đồ thải và tận dụng được giá trị đồ cũ. Khi chất lượng môi trường tốt hơn thì đồng nghĩa là sức khỏe con người cũng được cải thiện.
Với những công ty sản xuất và xử lý rác thải, họ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho hoạt động phân loại sản phẩm tái chế, không tái chế. Khi áp dụng theo nguyên tắc 3R còn giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong hoạt động tái chế và sản xuất ra sản phẩm mới.
Với môi trường, không thể bàn cãi là nguyên tắc 3R có thể làm giảm áp lực về việc hứng chịu những hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường, cũng hạn chế được sự tác động của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe con người. Một môi trường xanh, sạch đẹp và gần gũi cũng tạo thêm động lực sống cho con người, giảm thiếu nhiều nhân tố gây hại đến môi trường chung.
III. 3R đối với tình hình chung ở các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Môi trường chung nên có sự ảnh hưởng bởi các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì khu vực nào. Khi nhận thấy được tầm quan trọng của nguyên tắc 3R với bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững của các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương diễn ra tại Nam Úc. Diễn đàn này với sự tham gia cua rhone 500 đại biểu từ 41 quốc gia cùng với các tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp liên quan đến quá trình nghiên cứu nguyên tắc 3R.
3R đối với tình hình chung ở các nước trong khu vực Châu Á
Mục đích chính của diễn đàn này là thúc đẩy các nguyên tắc 3R trong việc sử dụng hiệu quả với nguồn tài nguyên thiên nhiên và hướng đến chương trình nghị sự năm 2030. Nội dung chính được bàn luận đến:
- Mô hình 3R với khu vực đô thị để chống biến đổi khí hậu
- Mô hình 3R với khu vực nông thôn để quản lý chất thải
- Các loại công nghệ áp dụng trong mô hình 3R để quản lý chất thải
- Mô hình 3R áp dụng với những mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Mô hình 3R ốc sự liên kết giữa thực hiện 3R với thành phố.
Vai trò của nguyên tắc 3R để phát triển mục tiêu hướng tới nghị sự 2030 trong đó có Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản đã có những tác động tích cực đến việc nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của biện pháp 3R.
IV. Thực trạng 3R đối với Việt Nam
Hướng đén một môi trường sống lành mạnh cho mọi người và cùng hòa vào một đích chung của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng có những bước tiến tỏng việc áp dụng và áp dụng biện pháp 3R vào năm 2006. Tuy nhiên, kết quả đạt được thì chưa thật sự đáp ứng được mong đợi:
Thực trạng 3R tại Việt Nam
- Khi áp dụng nguyên tăc 3R thì khối lượng chất thải giảm đáng kể, rác thải cũng được phân loại đúng đến 80 – 90%
- Dành sự quan tâm và nâng cao ý thức cho người dân về các hoạt động bảo vệ môi trường, phân loại rá thải hữu cơ và rác thải tái chế được.
- Bên cạnh đó, vẫn có một số tình hình chung mà mô hình 3R chưa được áp dụng rộng rãi một cách chuẩn xác và lan rộng khắp cả nước.
- Chỉ thay đổi về mặt nhận thức và phương pháp chưa đủ và việc đầu tư vào các thiết bị hỗ trợ và cách thực hiện của người trực tiếp làm việc chưa thực hiện tốt hoạt động phân loại xử lý rác thải
- Thiếu sự đầu tư vào dàn thiết bị hiện đại cơ sở vật chất và cũng thiếu đi sự giám sát nghiêm ngặt của cấp lãnh đạo.
Chính vì vậy mà dù áp dụng mô hình 3R vào Việt Nam được 10 năm thực hiện nhưng kết quả vẫn chưa khả quan. Vậy có giải pháp nào cho việc áp dụng những nguyên tắc 3R để tối ưu hóa các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Có những hoạt động đầu tư về thiết bị máy móc hiện địa cho việc thu gom và phân loại xử lý rác thải hữu cơ và vô cơ
- Thực hiện nhiều các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao ý thức cho người dân về việc thực hiện và áp dụng nguyên tắc 3R ở nhiều khu vực một cách đồng bộ
- Cần kiểm soát chặt chẽ và quan tâm đến các cán bộ ban ngành có liên quan trong việc thực hiện hoạt động giám sát chất lượng cùng quá trình thực hiện áp dụng mô hình 3R.
V. Khám phá nguyên tắc 3R được thể hiện trong các công trình kiến trúc
1. Nguyên tắc Reuse
Nguyên tắc Reuse được hiểu là giảm thiếu trên diện rộng từ giảm thiểu nguyên liệu đến tiêu thụ năng lượng, chất tahru và các dấu chân sinh thái. Trong kiến trúc thì việc giảm thiểu chất thải được thể hiện qua việc sử dụng những vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, có một độ bền và có thể tái chế được, giảm thiểu rác thải chất đống trong quá trình xây dựng, trong việc sử dụng BIM để giảm thiểu lỗi, tránh lãng phí và cải thiện thêm trong quy trình thiết kế xây dựng.
Aimerigues Institute | Barceló Balanzó Arquitectes + Xavier Gracia
Việc sử dụng các vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, dễ tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo, hệ thống quản lý chất thải và sử dụng công nghệ BIM trong toàn bộ quá trình thiết kế xây dựng. Các phòng họp cũng được lắp đặt trong toàn nhà dọc đường đi, thiết lập một danh giới mà không tạo ra bât kỳ khoảng trống dư thừa nào.
Kiến trúc Aimerigues Institute
From the Territory to the Habitant | tactic-a (Từ Lãnh thổ đến Môi trường sống)
Trong kiến trúc này, sàn và tưởng hai bên được xây dựng bằng một kỹ thuật và vật liệu truyền thống trong khi những yếu tố khác là module và cũng có thể được sản xuất trong xưởng và được lắp ráp tại chỗ. Module này giúp giảm thiểu chi phí sản xuấ và cấu hình tùy chỉnh theo nguồn lực.
2. Nguyên tắc Reduce
Tái sử dụng trong mô hình dựa trên việc sử dụng một vật liệu nhiều lần, không qua các bước xử lý, do đó không phát sinh thêm nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong kiến trúc thì việc tái sử dụng có thể từ hoạt động tái sử dụng vật liệu đến các yếu tố xây dựng đến tái định vị cấu trúc và một quy trình được xem là tái sử dụng thích ứng.
Bảo tàng lịch sử Ninh Ba | Wang Shu, Amateur Architecture Studio
Ý tưởng này được phát triển từ việc sử dụng đá và gạch thủ công từ những tòa nhà bị phá dỡ nhằm tạo ra một sự kết hợp ấn tượng giữa các loại đá gạch và bê tông khác nhau. Việc nghiên cứu về kiến trúc bản địa của Trung Quốc là một khía cạnh khá thành công của công trình.
Bảo tàng lịch sử Ninh Ba
Third Wave Kiosk | Tony Hobba Architects
Các vọc tái chế với tình bền vững và khả năng sử dụng đã được mua lại từ những trận lũ lụt năm 2020 ở Victoria, nơi được sử dụng lần cuối cho những công trình chống lũ dọc theo sông Murray nhằm hỗ trợ giảm thiếu thiệt hại do nước lũ gây ra ở địa phương những khu vực sinh sống ven sông.
3. Nguyên tắc Recycle
Recylcle đòi hỏi sự biến đổi của một vật liệu trước khi nó có thể được sử dụng lại. Điều này nghĩa là quy trình sản xuất hay thủ công đòi hỏi năng lượng cần thiết để tạo ra những hình thức mới cũng như mục đích mới cho vật liệu. Đây được xem là biện pháp thay thế cho những loại vật liệu bỏ đi không đủ tiêu chuẩn để tái sử dụng và thường tiết kiệm chi phí hơn so với những vật liệu thông thường.
Hanil Visitors Center & Guest House | BCHO Architects
Bê tông vỡ được đúc lại bằng nhiều những vật liệu khác nhau tạo ra những viên gạch mờ đục và bức tường từ những sọt đất đá và vải tạo nên một lớp bê tông cho mặt tiền của ngôi nhá, phần bê tông còn lại thì được tái chế trong sọt đá để cách nhiệt và làm vật liệu trang trí cho đường phố.
Hanil Visitors Center & Guest House
ICEBERG Diving Platform | Bulot+Collins
Bộ khung được làm vởi những tấm ván ép có nguồn gốc địa phương, trên đó được đặt nhiều viên gạch bằng nhựa dẻo. Những viên gạch này được sản xuất theo một quy trình sáng tạo được phát triển độc quyền bởi nhóm thiết kế. Nhựa HDPE tái chế được nấu chảy ra và đúc thành hình tam giác và được bao phủ bởi hỗn hợp nhựa và sắc tố nhiệt sắc.
VI. Kết luận
Những thông tin trên về mô hình 3R phần nào giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động bảo vệ môi trường như phân loại rác thải hay giảm thiếu chất thải. Có thể bạn mới tìm hiểu và ý thức về 3R tuy nhiên chúng ra không thể phủ nhận được những tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của con người cũng như thiên nhiên. Ở Việt Nam, giới trẻ còn phải cố gắng nhiều hơn để phát triển được mô hình 3R một cách hiệu quả nhất.