POC là một bài tập trong đó tập trung vào việc xác định xem một ý tưởng có thể biến thành hiện thực hay không. Ngày nay POC ngày càng đóng một vai trò quan trọng và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống như kinh doanh, marketing…
Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh muốn thực hiện nhưng còn băn khoăn liệu có thành công hay không? Bạn đang muốn phát triển kinh doanh bằng việc áp dụng một tính năng hay công nghệ mới nhưng không biết liệu giải pháp đó có thực sự hiệu quả? Vậy giải pháp hiệu quả nhất lúc này là gì? Có lẽ trong những lúc này thì khái niệm POC là gì nên xuất hiện trong đầu bạn. Thực tế thì POC hay Proof of concept có một vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn xác định được ý tưởng, giải pháp đó có thực sự mang lại hiệu quả hay không. Vậy POC là gì? Tại sao hiện nay POC lại trở nên vô cùng phổ biến? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Proof of concept là gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. POC là gì? Hay Proof of concept là gì?
POC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Proof of concept là thuật ngữ dùng để xác định tính khả thi của ý tưởng hoặc để xác minh rằng ý tưởng có trở thành hiện thực hay không. POC là gì không nhằm mục đích thăm dò nhu cầu thị trường, phân tích thị trường cho ý tưởng, cũng không nhằm xác định quy trình sản xuất tốt nhất mà trọng tâm của nó là kiểm tra xem ý tưởng có thực sự khả thi hay không.
POC là gì?
Để giúp bạn đọc dễ hiểu hơn về khái niệm POC là gì thì dưới đây là một số ví dụ cụ thể mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Một doanh nghiệp muốn tung ra một loại sản phẩm mới nhằm mục đích phát triển kinh doanh. Tuy nhiên để tránh rủi ro thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp ứng dụng POC để phân tích thị trường, đánh giá xem liệu chiến lược kinh doanh đó có thực sự khả thi hay không.
- Hay một nhà sản xuất đang muốn thực hiện một bộ phim thì việc áp dụng POC sẽ có một vai trò quan trọng giúp đoàn phim đánh giá được liệu bộ phim ra mắt có đáp ứng được nhu cầu giải trí của người xem hay không.
Việc phát triển Proof of concept thường đòi hỏi cần có sự đầu tư về thời gian hoặc các nguồn lực khác ví dụ như công nghệ hỗ trợ hoặc các thành phần vật chất cần thiết để có thể hoàn thành tốt.
II. Lịch sử ra đời của POC là gì?
Theo nhiều nguồn thông tin thì khái niệm Proof of concept là gì đã được xuất hiện từ năm 1967. Và cho tới năm 1969 thì khái niệm này ngày càng được sử dụng rộng rãi và được nhiều người biết đến hơn. Ở giai đoạn này POC được định nghĩa là một giai đoạn phát triển trong đó phần cứng thử nghiệm được xây dựng và thử nghiệm với mục đích là để khám phá và chứng minh tính khả thi của một khái niệm mới.
III. Lợi ích của POC là gì?
Proof of Concept là gì có thể được xem như một yếu tố quyết định trước khi một sản phẩm thực tế được phát triển và tung ra thị trường. Nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về các khoản đầu tư vào dự án bằng cách xác định khả năng thương mại của sản phẩm. Nó có thể cho bạn biết liệu dự án có khả thi hay không. Chính vì vậy mà có thể nói Proof of Concept có một vai trò vô cùng quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm bớt rủi ro mất tiền hay tốn thời gian vào các ý tưởng thiếu thực tế và không khả thi. Ngoài ra việc ứng dụng POC có thể giúp bạn xác định được trước các lỗ hổng tiềm ẩn và các yếu tố rủi ro khác từ đó kịp thời ngăn ngừa rủi ro.
Lợi ích của POC là gì?
IV. Ứng dụng của Proof of Concept
1. POC trong việc thử nghiệm thị trường (market)
Trước khi bắt đầu thành lập công ty, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ứng dụng Proof of Concept bởi quá trình thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ hoặc một ý tưởng kinh doanh để biết rằng nó có thực sự khả thi và mang lại hiệu quả hay không được xem là một khâu vô cùng quan trọng. Quá trình thử nghiệm thị trường của các doanh nghiệp cần phải trải qua các khâu như: Phân tích thị trường, nghiên cứu thị trường, tổng hợp và đưa ra đánh giá, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu hành vi người mua…
2. POC trong phát triển phần mềm
Ngày nay nhu cầu sử dụng phần mềm của con người ngày càng tăng vì thế mà hiện nay hàng loạt những ứng dụng, phần mềm mới được tung ra thị trường hàng ngày. Nhưng thực tế không phải phần mềm nào cũng thành công và thu hút được nhiều người sử dụng. Chính vì vậy lúc này POC có một vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn xác định được liệu phần mềm này có thực sự khả thi và đạt được thành công hay không.
3. POC trong làm phim
Mỗi nhà sản xuất, đoàn làm phim đều có những cách riêng để xác định được bộ phim có thu hút được nhiều người xem hay không. Tuy nhiên việc áp dụng POC trong làm phim cũng là một công cụ rất đắc lực để giúp nhà sản xuất xác định được tính hiệu quả cũng như tính hấp dẫn của bộ phim đối với người xem.
POC trong làm phim
4. POC trong các ngành kỹ thuật
Trong các ngành kỹ thuật thì Proof of Concept sẽ được sử dụng mỗi khi có ý tưởng kinh doanh mới về một sản phẩm nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì khi một trang thiết bị hay sản phẩm điện nào được xây dựng cần phải chứng minh được chức năng của nó trước khi bắt đầu thực hiện triển khai.
5. POC trong phát triển kinh doanh
Trong lĩnh vực phát triển kinh doanh và bán hàng thì một nhà cung cấp sẽ cho phép những khách hàng tiềm năng thử nghiệm một sản phẩm/dịch vụ. Việc sử dụng Proof of Concept trong phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của khách hàng, phân tích thị trường từ đó tối ưu các sản phẩm/dịch vụ để hiệu quả hơn.
6. POC trong phát triển thuốc
Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, trước khi được tung ra bên ngoài thị trường để tiêu thụ thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như nhiều cuộc kiểm chứng khác nhau. Ngoài Proof of Concept là gì thì trong lĩnh vực phát triển thuốc, vẫn còn một số thuật ngữ khác được sử dụng phổ biến như: Bằng chứng nguyên tắc/Proof of Princuctor (PoP) hay Bằng chứng cơ chế/Proof of Mechanism (PoM).
V. 5 bước thực hiện POC hiệu quả
5 bước thực hiện POC hiệu quả
- Bước 1: Xác định cơ hội: Bước đầu tiên trong quá trình thực hiện POC là doanh nghiệp cần xác định được cơ hội, xác định rõ đối thủ cạnh tranh, những giải pháp cũng như nhu cầu của khách hàng.
- Bước 2: Mô tả vấn đề và cơ sở dữ liệu: Sau khi đã xác định cơ hội thì cần phải hiểu rõ và mô tả, phân tích vấn đề một cách rõ ràng, chi tiết nhất để có thể tìm thấy được những lỗ hổng.
- Bước 3: Xây dựng và triển khai các giải pháp: Xây dựng mô hình bằng cách sử dụng các dữ liệu đào tạo để tiến hành thử nghiệm. Từ đó có thể kiểm tra được độ chính xác ban đầu của mô hình để đưa ra quyết định cuối cùng hợp lý nhất.
- Bước 4: Thẩm định giá trị của doanh nghiệp: Các yếu tố quan trọng để thẩm định giá trị của doanh nghiệp bao gồm: Thiết kế, đo lường và thử nghiệm liên tục. Ngoài ra những yếu tố thẩm định khác cũng quan trọng như: Mức độ hoàn thiện, tính chính xác, tính khả thi, tính thực tế…
- Bước 5: Mở rộng quy mô của POC: Sau khi đã hoàn thành 4 bước thì doanh nghiệp cần mở rộng khả năng suy luận/ viễn cảnh. Và cuối cùng là điều chỉnh, tối ưu hoá giải pháp POC sao cho phù hợp với mục đích phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về POC hay Proof of concept là gì, lợi ích của POC, 5 bước thực hiện Proof of concept hiệu quả mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Proof of concept là gì. mangtuyendung chúc bạn ứng dụng thành công POC vào trong các lĩnh vực của đời sống!