Sứ mệnh có một vai trò vô cùng quan trọng và có vai trò biểu tượng cho công ty. Vậy một Sứ mệnh là gì? Được xây dựng như thế nào và được xem xét như thế nào? Tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò ra sao?
Mỗi công ty đều sẽ có một câu châm ngôn, một sứ mệnh riêng và một nhiệm vụ riêng của bản thân nó. Một sứ mệnh là một phần xây dựng nên danh tiếng của một công ty, đồng thời gây thu hút đối với những đối tượng được hướng tới. Vậy Sứ mệnh là gì? Vai trò sứ mệnh đem lại cho những nhà quản trị doanh nghiệp hay các công ty lớn là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. Sứ mệnh là gì?
Vậy, sứ mệnh là gì? Sứ mệnh là một tuyên bố, một lời thông báo. Sứ mệnh có thể hiểu cơ bản là mang tính xác định lý do tổ chức ấy tồn tại và phát triển. Ở một mặt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao cả nhất của một công ty, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Sứ mệnh đồng thời còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến những đối tượng nào và những thị trường nào.
Sứ mệnh có vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp
Cũng bởi vì sứ mệnh mang một vai trò và có ảnh hưởng lớn như vậy nên hầu hết những công ty và tổ chức cũng luôn cố gắng làm sao để tuyên bố sứ mệnh của mình ngắn gọn, rõ ràng, mang tính xúc tích và thể hiện được trình độ của tổ chức mình nhất có thể. Ta có thể nói ngắn gọn rằng sứ mệnh sẽ phản ánh tất cả mọi thứ của một tổ chức, từ những việc nhỏ như mặt hàng sản xuất, thị trường nhắm tới, đến cả cung cách làm việc và những mục đích to lớn sau cùng của công ty ấy.
Ví dụ, ta có thể kể đến sứ mệnh cụ thể của Amazon: Amazon cam kết trở thành một tổ chức, một trang bán hàng lấy khách hàng và đối tượng phục vụ làm trung tâm của trái đất. Đồng thời xây dựng một trang nơi mà mọi người có thể đến để tìm kiếm và khám phá tất cả mọi thứ họ có thể mua được trực tuyến.
II. Khái niệm tầm nhìn sứ mệnh
Trong khi sứ mệnh sẽ thông báo cho mọi người những cách bán hàng, mục tiêu của công ty hoặc tổ chức, tầm nhìn sứ mệnh là gì? Tầm nhìn sứ mệnh sẽ chỉ một cái nhìn xa và dài, một mục đích lớn dài hạn về một tương lai nhất định và được xác định bởi ba yếu tố chính: mục đích, bức tranh tương lai và giá trị. Nó thể hiện những điều mà công ty hay tổ chức đó muốn xây dựng được, hay đạt được trong một tương lai gần.
III. Vai trò của tầm nhìn sứ mệnh.
Nếu bạn đã hiểu tầm nhìn sứ mệnh là gì, thì hẳn bạn cũng nên biết yếu tố tiếp theo được nhiều người quan tâm là vai trò của tầm nhìn sứ mệnh đối với công ty và tổ chức. Nói trắng ra, đây là những điều tối quan trọng đối với những công ty chưa có nhiều danh tiếng và đang trên đường khẳng định bản thân đồng thời xây dựng danh tiếng cho công ty:
-
Những thông báo và phát ngôn về sứ mệnh và tầm nhìn sứ mệnh đóng vai trò trong việc cố định mục tiêu và nhắm đến kết quả hướng tới trong tương lai. Bởi những điều này đã được xác định rõ nên những nhân viên có thể làm việc hướng tới đúng mục tiêu và kết quả hơn.
-
Nhờ có tầm nhìn sứ mệnh, những nhà quản lý nhân sự hay các trưởng phòng có thể có một cái nhìn chắc chắn, đồng thời tìm ra phương pháp huấn luyện nhân sự, hướng dẫn cho những người dưới quyền, những nhân viên có thể hướng đến mục tiêu và cố gắng đúng cách.
-
Các chiến lược và dự án đưa ra sẽ được sắp xếp nguồn lực, đồng thời có những tiêu chí rõ ràng hơn cho những thành tựu chắc chắn đạt được trong tương lai.
Sứ mệnh cần được xây dựng một cách thông minh
-
Tầm nhìn sứ mệnh sẽ giúp cho những kế hoạch, dự án có một hướng đi và một đích đến rõ ràng. Mỗi một kế hoạch, mỗi một dự án đều sẽ được xem xét rằng liệu có đang đến đúng mục tiêu, tránh những chuyện như đi lệch hướng hoặc sai với mục tiêu ban đầu.
-
Tầm nhìn sứ mệnh còn là một tiêu điểm nhằm có thể liên kết, kết nối những người trong một doanh nghiệp lại với nhau, để có thể kết hợp cùng nhau một cách hiệu quả, năng suất để đạt đến được đích đến cuối nhanh nhất.
IV. Mục đích của bản tuyên bố sứ mệnh.
Có một vai trò không thể thiểu như vậy, vậy mục đích của sứ mệnh là gì? Sứ mệnh sẽ cho người khác biết mục tiêu là gì. Những tổ chức, công ty sử dụng sứ mệnh để tuyên bố cho người khách hàng, đối tượng, đồng thời là những nhân viên trong công ty, rằng việc họ đang hướng đến, đang cố gắng để đạt được là gì.
Sứ mệnh rất quan trọng với một công ty chưa có danh tiếng, khi nó có thể cho thấy được tiềm năng của công ty ấy. Mà Sứ mệnh cũng rất quan trọng với kể cả những công ty đã phát triển. Sứ mệnh sẽ chắc chắn rằng mọi thứ đều đang đi đúng hướng và thể hiện rõ được trình độ của một công ty.
Một nguyên do khác của việc đặt sứ mệnh sẽ có ảnh hưởng tới nội bộ, đặt sứ mệnh còn xây dựng tốt mục tiêu kinh doanh hay thành tựu cho cả công ty lẫn những đối tượng khách hàng. Nó cung cấp một khuôn khổ rõ ràng, cung cấp cho những ai cần nó một điểm bắt đầu để làm từ việc xây dựng Brand cho riêng bản thân. Còn với người khách hàng, mua hàng, hay đối tượng mua bán, nó sẽ là một thứ để thông báo cơ bản về công ty và xây dựng hình ảnh công ty. Vậy nên sứ mệnh cũng là một trong những công cụ thu hút khách hàng tốt và được chú ý xây dựng rất nhiều bởi những công ty hay tổ chức.
Các phát ngôn tuyên bố sứ mệnh thường được xây dựng với ba cách chính:
-
Xác định những gì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng.
-
Công bố những gì doanh nghiệp có cho nhân viên của mình
-
Xác định những lợi ích đối với chủ sỡ hữu doanh nghiệp của nó.
Việc xây dựng sứ mệnh sẽ cho mọi người một đích đến để xây dựng và cố gắng một cách có hiệu quả hơn.
V. 5 bước để xác định một sứ mệnh
1. Bắt đầu với việc xác định thị trường
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem nguyên nhân gì là mấu chốt để lôi kéo họ mua hàng của mình. Việc hình dung và nhìn ra được những nhu cầu là cần thiết để có thể đánh đúng vào những yêu cầu này, đồng thời khắc phục những lỗi và xây dựng được mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách hàng. Về việc này, bạn hình dung càng cụ thể thì càng tốt và có lợi cho doah nghiệp của bạn.
Bạn cần phải xác định rõ nhóm khách hàng mình hướng tới
Tuy đây không phải là điều sẽ xuất hiện hay được nhắc tới trong sứ mệnh, nhưng nó là một trong những bước phải có khi bạn muốn xây dựng cho doanh nghiệp hay công ty của mình một sứ mệnh rõ ràng. Điều này sẽ giúp xác định cho sứ mệnh của bạn hướng tới nhóm đối tượng nào để có thể xây dựng một cách thu hút và phù hợp nhất.
2. Xác định những gì doanh nghiệp của bạn làm cho khách hàng
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, phong cách viết sứ mệnh sao cho hợp lý, bạn còn phải xác định công ty mình có thể mang lại điều gì cho khách hàng. Từ đó có thể ngắn gọn và tập trung vào những điểm đặc biệt, nổi bật của doanh nghiệp hoặc công ty của mình đến cho khách hàng.
Trong sứ mệnh, bạn không cần phải khiêm tốn, nhưng cũng không được quá khoe khoang. Hãy dành thời gian đầu tư cho sứ mệnh. Nếu công ty của bạn có thể góp phần xây dựng vào sự tiến bộ của xã hội và đời sống công dân, hãy ghi nó vào trong sứ mệnh. Điều này sẽ giúp cho công ty của bạn xây dựng được một hình ảnh đẹp và vô hình chung lôi kéo khách hàng để ý đến những mặt hàng của bạn.
3. Xác định những gì công ty của bạn làm cho nhân viên của mình.
Những công ty hay doanh nghiệp tốt đẹp, thành công đều sẽ xây dựng cho nhân viên được một môi trường và một đãi ngộ tốt. Một tuyên bố sứ mệnh cũng được xây dựng để thể hiện cho mọi người thấy công ty mình có gì, lôi kéo được những nguồn nhân sự hay những cá nhân có thành tích tốt và khả năng cao để cùng phát triển chho công ty của bạn.
Bạn không nên chỉ nói chung chung rằng những lợi ích mà bạn đem lại cho nhân viên. Hãy ghi rõ ràng và cụ thể, ví dụ như một môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng ý tưởng sáng tạo, cung cấp, trao quyền cho nhân viên được thử sức với những vị trí khác nhau hay tiềm năng thăng tiến. Những điều này thật sự đóng vai trò cốt lõi trong việc nói lên những điểm sags của công ty của mình. Hãy cố để có thể xây dựng được điểm nhấn, điểm đặc biệt và khác biệt của công ty mình đến cho người thấy và xác nhận.
4. Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó.
Trong thị trường kinh doanh, việc nâng cao giá trị cổ phần là một công việc rất cần thiết. Bên cạnh nâng cao giá trị bản thân công ty hoặc doanh nghiệp, việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có những danh tiếng nhất định. Hãy cho những cổ đông thấy được những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ nếu họ mua cổ phẩn của công ty bạn. Việc có được nhiều nguồn lợ đầu tư là rất cần thiết cho việc phát triển về lâu về dài cho công ty.
Đa số những doanh nghiệp đều không để ý đến điều này mà sứ mệnh của họ tập trung nhiều vào mục tiêu là khách hàng và thị trường hơn. Nhưng hãy cứ xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này, để có thể thu hút được nhiều hơn những sự chú ý từ nhiều đối tượng mà không chỉ đơn giản là khách hàng.
5. Thảo luận, xem xét và sửa đổi.
Sau khi đã hoàn thành bốn bước trên và đã có thể đưa ra được đại ý cho sứ mệnh của bạn, hãy xem lại và cố gắng viết lại sao cho hay và ngắn gọn nhất. Sứ mệnh mang tính biểu tượng cho công ty của bạn, nên hãy xây dựng và chỉnh sửa nó kỹ càng nhất có thể.
Bạn nên bắt đầu xem xét rằng liệu sứ mệnh này có thể dùng cho cả nội bộ và thị trường kinh doanh hay không để có thể xuất bản chung hoặc riêng. Nhiều những nhà kinh doanh đã tuyên bố theo cách phân loại, một bên sẽ là cho nhân viên và một bên sẽ là cho nhóm khách hàng hướng tới. Hãy phân định rõ ràng và cụ thể để có thể nhắm rõ đến từng khách hàng khác nhau mà không bị loạn.
Rồi xem xét đến nội dung của những điều được nhắc đến trong sứ mệnh, bảo đảm rằng nó sẽ đúng sự thật và được thực hiện suốt quá trình sắp tới. Bạn có thể thổi phồng hoặc nâng nó lên một chút, nhưng phải đúng sự thật. Không ai có thể chấp nhận rằng ngay đến cả một sứ mệnh – một thứ thay mặt cho hình ảnh của công ty hoặc doanh nghiệp của bạn – là một điều dối trá cả. Hãy xác thực nó và sửa chữa làm sao để nó đúng sự thật nhất có thể.
VI. Kết
Sứ mệnh có những điều kiện quan trọng để có thể được tạo thành và sử dụng có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Hãy sử dụng nhiều thời gian để xây dựng và trau chuốt cho sứ mệnh của công ty bạn. Cho người ta thấy bạn có gì, và rồi phát huy nó thật chính xác và đúng đắn.