Nếu bạn đang tò mò không biết MOU là gì, biên bản ghi nhớ khác gì với hợp đồng trong kinh doanh thì hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về biên bản ghi nhớ MOU là gì nhé!
Trong ngành kinh tế kinh doanh có rất nhiều thuật ngữ mà không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó như MOU là gì, mẫu MOU viết như thế nào,… Để viết được một biên bản ghi nhớ bạn cần chú ý những điều gì? Sự giống và khác nhau giữa biên bản ghi nhớ MOU và hợp đồng là gì? Có những mẫu biên bản ghi nhớ MOU nào mà bạn có thể tham khảo? Dưới đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến MOU là gì mà bạn cần tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. MOU là gì?
MOU là gì?
MOU là gì? MOU là thuật ngữ ngành kinh tế, là chữ viết tắt từ tiếng anh Memorandum of Understanding dịch ra tiếng Việt là biên bản ghi nhớ. Ý nghĩa của MOU là gì? Đây là một thỏa thuận không bắt buộc giữa hai hay là nhiều bên, bao gồm chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng như sự hiểu biết giữa các bên liên quan. MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không mong muốn một cam kết pháp lý hay là trong trường hợp các bên không thể thống nhất và tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi. Để MOU là gì trở thành biên bản pháp lý cần có những điều kiện sau:
- Các bên tham gia giao ước cần rõ ràng
- Mục đích và nội dung của bản cam kết cần được công nhận
- Các điều khoản của giao ước được xác nhận bởi các bên liên quan
- Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan
Bất kể độ dài hay độ phức tạp, MOU là gì đều xác định các kỳ vọng được chấp nhận giữa các bên khi họ đã thỏa thuận để cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Nói chung, MOU là gì không có tính ép buộc pháp lý, vì không có liên quan đến trao đổi tiền cũng như vấn đề giải quyết các phân nhánh của thỏa thuận ràng buộc.
Trong những giao dịch thương mại trên quốc tế, biên bản ghi nhớ đóng góp một vai trò xem như là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Bản ghi nhớ giữa các công ty với nhau là một tài liệu của hợp đồng nhưng không ràng buộc giữa các bên, ngoại trừ những thỏa thuận bí mật và phi cạnh tranh.
Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào có quy định rõ về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ cả. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn sử dụng trong thực tế thì khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, người kí kết có thể xem biên bản ghi nhớ là một hợp đồng thay thế để sử dụng nó phòng cho các trường hợp kiện cáo hoặc hai bên không đồng tình khi làm việc với nhau
II. Cách thức hoạt động trong kinh doanh của MOU là gì?
Vừa rồi các bạn đã tìm hiểu về khái niệm MOU là gì? Vậy cách thức hoạt động của biên bản ghi nhớ MOU như thế nào?
Mẫu biên bản MOU là gì
Để thiết kế một mẫu MOU là gì khá đơn giản, bạn có thể xác định những mục tiêu chung của các bên để bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh như: cung cấp gì, đàm phán số lượng ra sao, mục đích thiết lập bản ghi nhớ này là gì, mục tiêu chung cần đạt được là gì,… Những tiêu chí này để các bên cùng cố gắng hoàn thành tốt nhất, đặt hết tâm sức cũng như trách nhiệm vào kế hoạch chung.
Sau khi mẫu MOU là gì dự thảo được thiết lập, các bên cần gặp gỡ, đàm phán để đưa ra những thống nhất về điều khoản, thời hạn kéo dài của bản ghi nhớ, điều kiện chấm dứt biên bản này,… Một mẫu biên bản ghi nhớ MOU có thể bao gồm các khuyến cáo hay hạn chế một số điều, cũng như các tuyên bố về quyền riêng tư. Khi đã thống nhất tất cả các điều khoản, 2 bên sẽ soạn thảo chung 1 mẫu MOU cuối cùng.
III. Phân biệt mẫu MOU và hợp đồng
1. Bản hợp đồng chính thức
Hợp đồng là biên bản được soạn thảo có tính riêng tư giữa các bên và ràng buộc về pháp lý, được xác nhận và thi hành bằng pháp luật. Nếu một bên vi phạm hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải chịu phạt pháp lý theo quy định ghi rõ trong hợp đồng cũng như những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị phạt tù theo quy định luật pháp.
Đây cũng là vai trò vô cùng to lớn, quan trọng của hợp đồng khi các bên ký kết, đàm phán và làm các giao dịch liên quan đến tiền bạc, lợi ích và trách nhiệm. Hợp đồng sẽ phải ghi rõ các quy định cụ thể, đặc biệt những quyền lợi và trách nhiệm có tính pháp lý so với bản ghi nhớ. Một khi đã ký hợp đồng sẽ không được thay đổi các quy ước đã xác nhận.
2. Biên bản ghi nhớ hợp đồng – MOU
Biên bản ghi nhớ đơn gian, linh hoạt hơn so với hợp đồng bởi nó không chịu ràng buộc của pháp luật cũng như có ít quy định hơn. Bản ghi nhớ có thể thỏa thuận, chỉnh sửa nếu 2 bên giao ước, đàm phán và đảm bảo lợi ích của nhau, không làm trái quy định pháp luật trong quá trình thực hiện. Mẫu MOU được coi là một thỏa thuận trước khi các bên thỏa thuận chốt trong hợp đồng chính thức có hiệu lực về mặt pháp lý.
Đối với các bên kinh doanh nhỏ và vừa thì hầu như đều chọn bản ghi nhớ bởi tính đơn giản, trực tiếp, ít điều khoản và ràng buộc pháp lý hơn hợp đồng. Bởi nếu có xảy ra tranh chấp thì khác với hợp đồng, MOU không cần làm việc thông qua luật sư và thẩm phán, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
IV. Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU là gì?
Tính pháp lý trong kinh doanh của MOU là gì?
Thứ nhất, về nỗi lo hiệu lực của biên bản ghi nhớ
Biên bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issue) giữa hai hoặc nhiều bên. Mặc dù trong biên bản ghi nhớ không dựa trên cơ sở pháp lý nào nhưng MOU là gì vẫn có tính ràng buộc nhất định. Để tính ràng buộc được thực hiện, một biên bản ghi nhớ cần có:
1. Nắm rõ ràng được các bên tham gia vào giao ước;
2. Nêu ra thông tin và mục đích;
3. Tóm tắt chi tiết các điều khoản trong thỏa thuận giao ước;
4. Có được đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Hiện nay trong hệ thống luật pháp thương mại, kinh doanh vẫn chưa có điều khoản nào quy định về hiệu lực của MOU là gì. Tuy nhiên dựa trên thực tế, khi các bên ký kết MOU thì chỉ cần thực hiện đầy đủ và đúng những yêu cầu đã ghi, như vậy MOU vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng khi đem ra làm chứng cứ kiện tụng.
Nếu bạn không sử dụng hợp đồng thì tốt nhất trong MOU là gì bạn hãy ghi đầy đủ những nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên, để khi có vấn đề phát sinh thì bạn có thể biết đâu là bên cần chịu trách nhiệm bồi thường, tránh tình trạng đổ lỗi lẫn nhau, không giải quyết được.
Thứ 2, về mối liên lạc giữa hợp đồng và biên bản ghi nhớ
Các bên đàm phán để ký kết các thỏa thuận đảm bảo đầy đủ mục tiêu, chiến lược, xác định rõ quyền và nghĩa vụ, nguyên tắc làm việc và ký kết các hợp đồng về sau. Hợp đồng sẽ quy định chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính, còn các phần chỉnh sửa, thay đổi điều khoản có thể bổ sung vào biên bản ghi nhớ. Nhớ rằng sự thay đổi này cần có sự đồng thuận của các bên, không làm tổn hại tới bất cứ bên nào, không trái với quy định pháp luật. Đồng thời sự thay đổi phải được chú thích rõ trong hợp đồng ký kết về sau để tránh gây tranh chấp sau này.
Hợp đồng có tính ràng buộc pháp lý và được pháp luật bảo hộ, nếu có phát sinh tranh chấp thì luật pháp sẽ đứng ra giải quyết. Tất nhiên khi kiện tụng, tranh chấp, ảnh hưởng đến bên thứ 3,… thì sẽ đem ra tòa để kiện cáo và bên nào thua kiện sẽ phải chịu chi phí. MOU là gì đơn giản là bước đệm, tạo điều kiện cho các bên yên tâm để đi tới các hợp đồng được ký kết sau này.
V. Mẫu biên bản ghi nhớ MOU mới nhất trong kinh doanh 2020
Tải mẫu biên bản ghi nhớ MOU
VI. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến MOU là gì, mẫu MOU viết như thế nào,… Để viết được một biên bản ghi nhớ bạn cần chú ý những điều gì? Sự giống và khác nhau giữa biên bản ghi nhớ MOU và hợp đồng là gì? Có những mẫu biên bản ghi nhớ MOU nào mà bạn có thể tham khảo? Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp ích cho những nhà quản lý, nhà kinh doanh start-up hiểu rõ hơn và làm tốt hơn công việc kinh doanh của mình! Chúc các bạn thành công!